MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu "nóng" bị dội nước lạnh, VN-Index tăng điểm trong phiên cuối cùng tháng 11

KMR, VNH, MCG, VPC đều giảm sàn trong đó VNH lần đầu điều chỉnh sau 29 phiên trần liên tiếp.

Đóng cửa phiên giao dịch, Vn-Index tăng nhẹ 0,07 điểm lên 507,78 điểm (+0,01%) trong khi HNX-Index giảm 0,09 điểm xuống 65,19 điểm (-0,14%).

Thị trường có dấu hiệu điều chỉnh mạnh tại các mã tăng hóng, hôm nay 3 mã KMR, MCG, VNH đều có dư bán sàn khối lượng lớn. VNH, MCG dư bán sàn hơn 300 nghìn cp, KMR dư bán sàn 1,4 triệu cp, ICF dư bán sàn 1,55 triệu cp. Nhiều cổ phiếu nóng như KBC, KSA, VPH, VOS…đều mất điểm.

Mặc dù VN-Index tăng điểm nhưng VN30-Index mất điểm, khá nhiều bluechips trong VN30 mất điểm như STB giảm 900 đồng, REE giảm 400 đồng, PPC giảm 200 đồng, FPT giảm 300 đồng. HPG, VNM, VSH đứng giá, VIC tăng 1.000 đồng, PVD tăng 2.000 đồng, VCB tăng 200 đồng, PVT tăng 100 đồng.

Tính chung tháng 11, VN-Index tăng 10,4 điểm, tăng 2,09% so với tháng trước.

Tại sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 0,09 điểm, cổ phiếu nóng VPC dư bán sàn hơn 200 nghìn cp (bao gồm cả dư bán ATC), các mã như SHN dư mua sàn 1,58 triệu cp, ACB, PVS, PVA tăng 100 đồng,

~~~

Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay, VN-Index tăng 0,83 điểm lên 508,54 điểm, HNX-Index giảm 0,05 điểm xuống 65,23 điểm.

VIC, PVD tăng 1.000 đồng/cp, GMD tăng 300 đồng, STB, PVT tăng 200 đồng, FPT, OGC, VCB tăng 100 đồng. KMR dư bán sàn 1,67 triệu cổ phiếu. MCG dư bán sàn 123 nghìn cp, PXL giảm sàn, TLH, IJC, LCG, LCM, TNT, VST, VNE hàng loạt cổ phiếu nóng bị bán ra trong sáng nay.








~~~

Hôm nay là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11, cũng là phiên chốt dữ liệu cho hai quỹ ETF làm cơ sở để cơ cấu danh mục cho tháng 12. Mở đầu phiên giao dịch sáng nay hai sàn đều khá thận trọng. VN-Index tăng 0,5 điểm lên 508,21 điểm trong khi HNX-Index tăng 0,34% lên 65,5 điểm.

Lúc này các cổ phiếu bluechips trên sàn HoSE giao dịch đi ngang là chủ yếu, VNM tăng 1.000 đồng nhưng chỉ có dư mua giá tham chiếu trở xuống, STB, CMS, PPC, KDC tăng 100 đồng, HAG, VIC, DPM, HPG, PVD đứng giá, MSN giảm 500 đồng, MBB, VCB, PET giảm 100 đồng.

Tại nhóm midcap và penny, VNH giảm sàn sau 29 phiên tăng trần liên tiếp, KMR giảm sàn phiên thứ 2, FLC tăng 300 đồng, VHG cũng bị bán mạnh giá trần, NTL tăng 500 đồng, VOS, DCT, PTL tăng trần, BHS tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp sau thông tin được Bộ Công thương thông qua nhập nguyên liệu đường thô của Hoàng Anh Gia Lai. Nhìn chung thị trường đang có dấu hiệu điều chỉnh tại các mã đã tăng nóng thời gian vừa qua. KSS, KSA, VPH, PET đều giảm điểm.

Theo Regus - nhà cung cấp không gian làm việc linh hoạt lớn nhất thế giới, chỉ số niềm tin kinh doanh của Việt Nam đã cải thiện đáng kể, tăng từ 109 điểm vào tháng 4/2013 lên 118 điểm tính đến cuối tháng 10/2013.

Trong báo cáo kết quả nghiên cứu mới nhất về chỉ số niềm tin kinh doanh tại các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, Regus đã chỉ ra 4 nguyên nhân giúp chỉ số niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng là: Nâng cao tỷ lệ nhân viên gắn bó với DN (58%); tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ có chi phí hợp lý (42%); các hoạt động marketing và quảng cáo mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn (38%); giảm thiểu chi phí thuê văn phòng cố định (33%). VCBS đánh giá đây là một thông tin khảo sát mang tính tích cực nhẹ, được khẳng định bởi bên thứ ba khách quan đáng tin cậy, cho nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

Trong ngắn hạn, VCBS tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng do thị trường vẫn chưa có động lực tăng điểm mạnh mẽ và nhiều khả năng sẽ đi ngang trong khoảng 3-4 phiên tới đây. Xu hướng này có thể sẽ chỉ chấm dứt khi những tin tức kinh tế vĩ mô nổi bật và kế hoạch kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp, đặc biệt là các mã chủ chốt, dự kiến sẽ bắt đầu được lan truyền vào khoảng giữa tháng 12. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng được khuyến nghị theo dõi thêm các cổ phiếu tiềm năng được thêm vào danh mục đầu tư của các quỹ ETFs (VNM và FTSE) trong kỳ cơ cấu tháng 12 này để tìm kiếm cơ hội đầu tư trong ngắn hạn.

VCBS cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang có sự hậu thuẫn tốt từ nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định và dần phục hồi. Đây là một yếu tố đáng xem xét và quan tâm để thu hút không chỉ dòng tiền trong nước mà còn cả dòng vốn nước ngoài tiếp tục đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong trung và dài hạn. Theo đó, nhà đầu tư giá trị có thể tích lũy các cổ phiếu có yếu tố nội tại tốt và tiềm năng tăng trưởng lạc quan trong năm 2014 tại các mức giá hợp lý trong các phiên đỏ điểm.

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên