MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp Việt mất ngàn cơ hội vàng bởi...thiếu thông tin

Ông David O'Neil-CEO của Asean Small cap fund đã có chuyến thăm hàng trăm doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Thiếu thông tin, hoạch định tài chính là điều ông nhìn thấy ở nhiều doanh nghiệp.

Chiều muộn ngày chủ nhật, chúng tôi nhận được email của tổng giám đốc một quỹ ngoại đã và đang đầu tư nhiều vào thị trường Việt Nam. Email mở đầu bằng những câu từ khá giản dị: Góc nhìn của một "con nghiện" phân tích! Chúng tôi lược dịch kiến nghị của ông David O'Neil-CEO của Asean Small cap fund để nhà đầu tư tham khảo.

Kể từ tháng 8 năm 2011, chúng tôi đã đến Việt Nam nhiều lần, ghé thăm hàng trăm doanh nghiệp niêm yết. Chúng tôi đã rút ra được nhiều thông tin hữu ích đồng thời đưa ra một số kiến nghị để cải thiện những yếu điểm hiện tại của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp Việt phát triển tốt hơn.

Một sự thật đáng chú ý là rất nhiều công ty không được đón nhận sự ghé thăm của bất kỳ nhà đầu tư tổ chức hay cộng đồng đầu tư nào trong suốt quãng thời gian dài. Do đó, việc định giá giá trị doanh nghiệp không hiệu quả. Thị giá không phản ánh giá trị thực nhưng là thứ để cân đong đo đếm giá trị bằng giao dịch mua, bán hàng ngày trên thị trường niêm yết.

Những điểm chúng tôi thấy khá phổ biến ở doanh nghiệp Việt là:

-Websites của các doanh nghiệp không cập nhật thông tin và rất ít thông tin bằng tiếng Anh.

-Thiếu những chương trình Quan hệ nhà đầu tư. Và, nhân viên quan hệ công chúng cũng không chuyên nghiệp,  thậm chí, không nói được nhiều thứ tiếng khác nhau để truyền tải thông tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

-Thiếu công tác truyền tải những hình ảnh cập nhật về hoạt động của công ty cho nhà đầu tư

-Thiếu đơn vị thứ ba thực sự hiểu về các tài sản chủ yếu cũng như những yếu tố tác động làm thay đổi giá trị tài sản ròng (NAV) cũng như đưa ra những so sánh với giá trị trung hạn hợp lý.

-Thiếu hoạch định tài chính bởi hệ thống ngân hàng không thực sự hiệu quả hiện nay đã tóm hết các dự án tạm thời bị đình trệ trong ngắn hạn dù rằng tổ chức tài chính khác sẵn sàng nhảy vào nếu công ty muốn đưa ra cộng đồng đầu tư.  Nói cách khác, có rất nhiều hình thức trợ vốn phi truyền thống  luôn chực chờ nhưng không có cơ hội.

-Giá cổ phiếu thấp hơn mệnh giá và giá trị sổ sách tạo gây cản trở việc huy động vốn mới

Chúng tôi xin đưa ra nhóm giải pháp khá đơn giản nhưng hiệu quả như sau:

-Viết thông tin cập nhật về công ty và truyền tải đến cộng đồng tài chính. Website phải được được cập nhật đa ngôn ngữ và chức năng quan hệ nhà đầu tư phải được tích cực cập nhật

-Chấp nhận hy sinh, bán một tài sản có giá trị cao (trong số các tài sản có sẵn) và tiến hành mua lại cổ phiếu (mua cổ phiếu quỹ) để thay đổi tỷ lệ vốn hóa thị trường trên giá trị mệnh giá, giá trị sổ sách. Sau đó có thể tiến hành huy động thêm nguồn vốn mới để bắt đầu phát triển dự án, mở rộng năng lực.

-Nên chấp nhận bổ sung các đối tác chiến lược có thể tạo ra nhiều lợi ích hiệp đồng và xây dựng thương hiệu, tái khẳng định vị thế trên thị trường

-Tuyển dụng thêm (các) giám đốc độc lập trong hoặc ngoài nước để tăng cường quản trị doanh nghiệp

-Cơ cấu nội bộ sao cho dễ nhất để quản lý tài chính và điều hành .

Các công ty niêm yết Việt Nam thực hiện hàng loạt các thay đổi trên sẽ được hưởng những lợi ích sau đây trong giai đoạn phục hồi của chu kỳ:

-Vốn hóa thị trường có thể được tiền tệ hóa để tài trợ cho việc mở rộng trong tương lai

- Chất lượng tài sản sẽ được định giá cao hơn ( 200-500 % )

- Doanh thu tăng tốc và tăng trưởng lợi nhuận so với chu kỳ kinh tế vĩ mô mới

- Thị phần cao hơn và chuyển đổi dự án thành công

- Có thể trả cổ tức cao hơn. 

thanhhuong

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên