MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năm 2015, DNNN phải thoái vốn ngoài ngành trên 16 nghìn tỷ đồng

Tính chung cả năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014, các Tập đoàn Tổng công ty đã thoái vốn trên 4.400 tỷ đồng trên tổng số hơn 21 nghìn tỷ đồng cần thoái.

Sáng nay (9/10), Cục Tài chính Doanh nghiệp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết hợp với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức hội nghị phổ biến một số chính sách mới về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Tình hình đầu tư và thoái vốn các lĩnh vực nhạy cảm

Theo phần trình bày của Bộ tài chính, năm 2013 cả nước đã tiến hành sắp xếp 101 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa được 74 doanh nghiệp. Tốc độ cổ phần hóa ngày càng được cải thiện. Trong 9 tháng đầu năm, đã có 92 doanh nghiệp được sắp xếp, trong đó 71 doanh nghiệp cổ phần hóa. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2014 - 2015, Việt Nam sẽ tiến hành cổ phần hóa 432 doanh nghiệp - chưa bao gồm số DNNN  tiếp tục rà soát, bổ sung phương án sắp xếp theo Quyết định 37.

Về tình hình cổ phần hóa và thoái vốn, thống kê cho thấy trong các lĩnh vực nhạy cảm mà các Tập đoàn, Tổng công ty đầu tư vào, lĩnh vực Ngân hàng chiếm giá trị kỷ lục trên 15.200 tỷ đồng. Đứng thứ 2 là lĩnh vực Bất động sản, trên 3.800 tỷ đồng. Bảo hiểm, chứng khoán lần lượt 1.500 tỷ đồng và 467 tỷ đồng... Tổng giá trị đầu tư vào các lĩnh vực này trên 21.400 tỷ đồng (số liệu thống kê năm 2013).

Đáng lưu ý, giá trị đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng theo thống kê năm 2013 đã tăng hơn 2 nghìn tỷ đồng so với số liệu thống kê năm 2012.

Đầu tư khủng, kế hoạch năm 2014 các Tập đoàn, Tổng công ty là thoái vốn khỏi các lĩnh vực nhạy cảm nói trên tổng cộng khoảng 3.568 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là lĩnh vực ngân hàng/tài chính (2.863 tỷ đồng).

Tính chung cả năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014, các Tập đoàn Tổng công ty đã thoái vốn trên 4.400 tỷ đồng trên tổng số hơn 21 nghìn tỷ đồng cần thoái.

Như vậy, giá trị cần phải thoái năm 2015 theo kế hoạch là 16.367 tỷ đồng.

Cổ phần hóa - "nới lỏng" và "thắt chặt"

Thoái vốn là bài toán cực kỳ khó khăn khi khối lượng vốn cần thoái khổng lồ, lại bị ràng buộc bởi một loạt cơ chế, quy định về thoái vốn. Hiểu được mức độ cấp thiết của việc thoái vốn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ-CP và quyết định số 51/2014/QĐ - TTg về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn của DNNN - sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/11/2014.

Với Quyết định số 51, một số điểm nghẽn trong công tác thoái vốn, cổ phần hóa đã được "hóa giải". Cụ thể, việc thoái vốn dưới mệnh giá/giá trị sổ sách đã bắt đầu được chấp thuận với điều kiện dựa trên nguyên tắc hạn chế tối đa tổn thất đầu tư và bảo toàn vốn Nhà nước ở mức cao nhất, đồng thời phải trích lập bổ sung cho đủ dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.

Đối với việc thoái vốn tại các công ty đầu tư tài chính, các ngân hàng thương mại tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, có thể giao lại Ngân hàng Nhà nước mua lại hoặc chuyển Ngân hàng Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.

Để việc thoái vốn, cổ phần hóa thêm "hấp dẫn", gắn liền với quyền lợi của các cổ đông mới, Quyết định số 51 quy định các doanh nghiệp cổ phần hóa sau 1/11/2014 phải có kế hoạch tham gia giao dịch tập trung trên thị trường đăng ký giao dịch (UpCOM) hoặc niêm yết trong vòng 90 ngày từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

>> Những con số “giật mình” về kết quả các đợt IPO nửa đầu năm 2014
Đan Nguyên

thunm

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên