MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Soi danh mục đầu tư chứng khoán của DN niêm yết: Đâu là khoản đầu tư hiệu quả?

Dù cổ phiếu trong danh mục tăng giá hay giảm giá thì một điều rõ ràng là hầu hết giá hiện tại đều thấp hơn so với giá vốn của cổ phiếu. Việc trích lập dự phòng giảm giá vẫn là điều phải làm.

Quý 3 năm nay, thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù thời gian gần đây, thị trường bắt đầu có những phiên giảm điểm manh và liên tục nhưng tính từ ngày 30/06/2014 đến 26/09/2014, VN-Index đã tăng 4,6% từ 578,1 điểm lên 605 điểm, HNX-Index tăng 13,6% từ 77,93 điểm lên 88,56 điểm. Có gần 40 cổ phiếu tăng giá trên 50% và có những cổ phiếu tăng trên 200%. Nhiều nhà đầu tư đã trở nên giàu có.

Vậy những doanh nghiệp đã dành một khoản vốn khá lớn để đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu, liệu có thu được quả ngọt từ sự tăng trưởng của thị trường?

Có thể điểm tên một số doanh nghiệp có danh mục đầu tư tài chính ngắn hạn chứa đựng những cổ phiếu tăng giá khá mạnh trong quý 3 này như GMD, PAN, PHR, FDC, SDT

Tính theo giá trị sổ sách, CTCP Gemadept (mã: GMD) có 135 tỷ đầu tư ngắn hạn, trong đó 95 tỷ đầu tư vào Ngân hàng TMCP Quốc Dân Việt Nam (mã: NVB), 31,5 tỷ đầu tư vào cổ phiếu TDS trên sàn Upcom, còn lại dành cho các cổ phiếu MMC, VTX, EMC và KSB. Tuy nhiên NVB gần như không nhúc nhích trong suốt quý 3/2014. Chỉ có EMC và KSB tăng lần lượt là 28,3% và 6,3%.

CTCP Xuyên Thái Bình (mã: PAN) cũng dành hơn 87 tỷ đầu tư ngắn hạn vào khá nhiều cổ phiếu trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất vào SSC, VNM và NSC. Tính đến 26/09, các cổ phiếu này tăng giá khá thấp. Trong danh mục của PAN có mã DHC của CTCP Đông Hải Bến Tre tăng cao nhất: 53,7%. Cổ phiếu DHC đã tăng rất đẹp từ sau ngày 8/5 đến nay và dường như vẫn đi ngược lại với thị trường.

Các cổ phiếu còn lại như CLP là cổ phiếu đã bị hủy niêm yết nên không xác định được giá giao dịch hiện tại, ACL và PET cũng là những mã có mức tăng khá tốt, đạt lần lượt là 26 tỷ và 28,7 tỷ.

Trong quý 3, SSC trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10%, VNM thưởng cổ phiếu tỷ lệ 5:1 và trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20%, DHC trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10%. Như vậy, PAN có thể còn được nhận khoản cổ tức 1,4 tỷ đồng và có thêm hơn 30.000 cổ phiếu VNM được thưởng.

Tại thời điểm cuối quý 2/2014, CTCP Cao su Phước Hòa (mã: PHR) có 27,5 tỷ đầu tư chứng khoán ngắn hạn bao gồm các mã sau:

Có thể thấy, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục là khoản đầu tư vào CTCP Chế biến gỗ Thuận An (mã: GTA) trị giá 20 tỷ nhưng tính đến 26/09/2014, mã này chỉ tăng giá 11,5%. Trong khi đó, khoản đầu tư vào cổ phiếu BCC của CTCP Xi măng Bỉm Sơn đã tăng tới 88,2% nhưng chỉ có 0,7 tỷ.

Ngoài ra, vào ngày 30/06/2014, KBC trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%, ngày 4/7/201, ITA trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 7,5%. Như vậy, PHR sẽ nhận được khoản tiền cổ tức gần 111,5 triệu đồng vào doanh thu tài chính.

BCTC riêng lẻ của CTCP Ngoại thương và phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (mã: FDC) cho thấy giá trị sổ sách của danh mục đầu tư chứng khoán ngắn hạn của FDC mẹ là 68,4 tỷ gồm 936.391 cổ phiếu MKP (đã hủy niêm yết) tương đương 51,7 tỷ, 128.500 cổ phiếu VNM tương đương 15,8 tỷ và 37.812 cổ phiếu HCM tương đương 1 tỷ đồng.

Trong quý 3, VNM thưởng cổ phiếu tỷ lệ 5:1 và trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20%. Vì vậy FDC có thể có thêm 257 triệu cổ tức từ VNM.

Không đầu tư nhiều, CTCP Sông Đà 10 (mã: SDT) đã dành 50 tỷ mua duy nhất 1 triệu cổ phiếu SJS của CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) với giá vốn gần 50.000 đồng/cổ phiếu. Từ cuối tháng 6/2014 đến nay, cổ phiếu SJS tăng khá tốt: 40,8% nhưng hiện tại giá SJS chỉ có 25.200 đồng.

Bên cạnh những doanh nghiệp có danh mục đầu tư chứng khoán ngắn hạn khá cao như trên, có những doanh nghiệp giá trị danh mục không cao nhưng các cổ phiếu đầu tư tăng khá tốt.

CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (mã: HT1) có danh mục như sau:

LAF, PVD, SSI là những cổ phiếu tăng tốt nhất của HT1 với mức tăng lần lượt là 45,8%, 30,7% và 16,8%. Tuy nhiên khoản đầu tư lớn vào cổ phiếu của 2 ngân hàng VCB và STB không mấy khả quan.

Dù thế nào, khi so sánh giá vốn với giá hiện tại của các cổ phiếu thì ngoại trừ PVD và S99, khoản trích lập dự phòng giảm giá cho danh mục này cũng không nhỏ.

Danh mục của CTCP Xây dựng điện Việt Nam (mã: VNE) mẹ bao gồm LAF, SDP, VFR và LCG. Trong đó, LAF, SDP và LCG đều tăng giá khá cao, đạt lần lượt là 45,8%, 12,9% và 23,9%. Chỉ có VFR giảm 1,9% từ cuối quý 2/2014 đến nay. Mặc dù vậy, cũng giống như các doanh nghiệp nói trên, giá ngày 26/09 thấp hơn nhiều so với giá vốn ban đầu báo hiệu việc trích lập dự phòng giảm giá cho danh mục vẫn tiếp diễn.

Đầu tư vào siêu cổ phiếu WCS là khoản đầu tư hiệu quả nhất của CTCP Vật tư xăng dầu (mã: COM) khi giá vốn chỉ có 17.500 đồng và giá hiện tại của cổ phiếu này là 147.800 đồng. Từ 30/06 đến nay, WCS đã tăng 92,2%. Trong khi đó, các cổ phiếu còn lại trong danh mục của COM không có gì khả quan.

Một số doanh nghiệp khác như cũng đã đầu tư vào các cổ phiếu tăng giá trong quý 3 như CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (mã: TH1) đầu tư vào BTS (tăng 40%), REE (tăng 12,6%) và WSS (tăng 12,5%); CTCP Thương mại – Xuất nhập khẩu Thủ Đức (mã: TMC) đầu tư vào SMC (tăng 12,9%), HT1 (tăng 14,7%) nhưng lại có POM giảm 19,8% và CCI giảm 15,4%; hay CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (mã: SVC) đầu tư vào PPC (tăng 27,8%).

Trong khi đó, CTCP Bóng đèn Điện Quang (mã: DQC) đầu từ vào VCB, Sabeco, CTG và CTCP Đầu tư phát triển Gia Định hay CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (mã: LGL) mua DCC, STB, PJC đều không cho thấy hiệu quả.

>>> Cổ phiếu tăng giá, Doanh nghiệp thu về hàng trăm tỷ từ việc thoái vốn (P1)

Bảo Ngọc

trangntm

Tài chính Plus

Trở lên trên