Thị trường chứng khoán Việt Nam khi nào trở lại?
Áp lực giải chấp vào những ngày tới sẽ còn, nhưng cũng là cơ hội cho nhà đầu tư sáng suốt.
- 17-08-2015Hội thảo Triển vọng Thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng cuối năm 2015
- 10-08-2015Quỹ ngoại lạc quan về chứng khoán Việt Nam
- 04-08-2015Chứng khoán Việt Nam và món “ngon” TPP
- 01-08-2015Nhà đầu tư ngoại đang săn tìm gì trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
Thị trường toàn cầu lo lắng về tăng trưởng Trung Quốc, giá hàng hóa sụt giảm và khả năng FED tăng lãi suất sắp tới, đồng thời căng thẳng chính trị giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã làm cho các thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh nhất kể từ năm 2011. Chỉ số VIX ( CBOE Volatility Index) tăng lên gần 40 điểm (+35,46%) trong phiên giao dịch hôm nay, mạnh nhất kể từ cuối năm 2011.
VIX - CBOE Volatility Index (Fear index) – đo lường sự sợ hãi của nhà đầu tư dựa trên dự báo biến động 30 ngày kế tiếp. VIX hình thành từ chỉ số cơ sở S&P 500, bằng cách tính cung và cầu của các chuỗi option (call và put option). VIX có mức tăng mạnh nhất lên 43,05 điểm vào 15/08/2011 khi chỉ số Dow Jones ở vùng 11.000 điểm và bắt đầu đi lên kể từ tháng 9/2011 đến tháng 5/2015.
Tại sao thị trường cổ phiếu bán tháo?
Hai tuần trước, ngân hàng TW Trung Quốc đã làm ngạc nhiên thị trường khi phá giá đồng Yuan. Sự tương quan của đồng Yuan và USD đã neo ổn định một thời gian dài, và khi điều này xảy ra, nổi sợ hãi càng lớn lên do lo sợ kinh tế Trung Quốc suy thoát và đây có thể chỉ là chuỗi phá giá đòng Yuan đầu tiên của Chính phủ Trung Quốc.
Thị trường mới nổi ( Emerging market – EM) và thị trường cận biên ( Frontier market- FM) là động lực tăng trưởng kinh tế thế giới sau khủng hoảng thế giới 2008-09. Tuy nhiên, tăng trưởng của EM và FM đang bị suy yếu bởi dòng vốn rút mạnh của nhà đầu tư quốc tế, đồng nghĩa với giảm giá đồng tiền tại các nước này. Kết quả là nhu cầu nhập khẩu yếu, tăng trưởng giảm càng làm thôi thúc dòng vốn rút ra. Nếu chu kỳ này không có điểm dừng, sẽ là rủi ro cho những thị trường EM-FM, hiện đang chiếm ½ GDP toàn cầu. Điều này có thể kéo thế giới vào suy thoái kinh tế. Do vậy, nỗi sợ hãi này gây nên sự bán tháo cổ phiếu dẫn đầu tại Châu Á và hiện đang lan tỏa ra các thị trường phát triển Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Đến lúc trở lại châu Á?
Định giá cổ phiếu tại Châu Á đang trở nên hấp dẫn. Không như các thị trường phát triển, thường giao dịch trên mức P/E trung bình, Châu Á đang giao dịch tại P/E 10x so với trung bình 12x. Đây lại trở thành điểm thuyết phục cho nhà đầu tư dài hạn, bắt đầu xây dựng danh mục phân bổ vào thị trường Châu Á.
Dấu hiệu tạo đáy và bắt đầu phục hồi tại Châu Á là: (i) sự ổn định trở lại của các đồng tiền và (ii) dòng vốn ngừng rút ra. Các nhà phân tích dự báo Trung Quốc sẽ tiếp tục nói lỏng chính sách tiền tệ thông qua điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và cắt lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng và thị trường chứng khoán. Chính phủ Mỹ cũng có thể dời việc tăng lãi suất sang tháng 12 thay vì tháng 9 này.
Thị trường Việt Nam – Khi nào trở lại?
Dựa trên dự báo thị trường thế giới giảm thêm -5%, VN-Index có xác suất cao giảm tối đa thêm -10% kể từ giá đóng cửa ngày 24/8 tức về vùng 473-500. Các cổ phiếu dẫn đầu tại sàn giao dịch HSX như FPT, NT2, VIC, SSI, HCM có xác suất giảm tối đa 10-15% kể từ giá đóng cửa hôm nay.
Áp lực giải chấp vào những ngày tới sẽ còn, nhưng cũng là cơ hội cho nhà đầu tư sáng suốt. Thời điểm này, Thạch thích những cổ phiếu thuộc ngành chứng khoán SSI, HCM; Tiên ích: NT2, Môi giới bất động sản: DXG và Ngân hàng dẫn đầu Việt Nam làVCB.
Người đồng hành