MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TTCK: Dò đáy cổ phiếu ngân hàng

Do những sai sót khi tính toán cho kỳ tái cân đối danh mục gần đây của hai quỹ ETF, đã khiến cổ phiếu Cổ phiếu BID giảm sàn liên tiếp.

Thanh khoản tại mã này cũng giảm mạnh với mức bình quân chưa đến 100.000 cổ phiếu trong hai phiên vừa qua, so với mức bình quân gần 1,6 triệu cổ phiếu trong 1 năm qua.

Ngoại trừ ACB tăng nhẹ, SHB và NVB giữ tham chiếu, các cổ phiếu ngân hàng còn lại cũng đồng loạt giảm nhẹ. Kết quả là ngành ngân hàng đội sổ trong khi nhiều ngành khác như dầu khí, chứng khoán, bất động sản có mức tăng vượt bậc.

Với sự giảm điểm này, một số nhà đầu tư (NĐT) bắt đầu hoang mang và cảm thấy không yên tâm với cổ phiếu từng được cho là "ngôi sao". Một số NĐT đã bắt đầu rút khỏi thị trường để chờ đợi đầu tư vào lĩnh vực khác bền vững hơn.

Tuy nhiên, theo một số dữ liệu về ngành, giới phân tích cho rằng, cổ phiếu NH vẫn đáng để "bắt đáy" và chờ đợi sự bứt phá.

Lý do, dù tăng giảm thất thường nhưng giá trị của cổ phiếu NH so với quá khứ có độ tăng đáng kể. Theo đó, có 4/8 cổ phiếu ghi nhận mức tăng vượt trội đó là BID, CTG, VCB và MBB.

Trong đó, cổ phiếu ACB dù ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với thị trường từ đầu năm đến nay nhưng độ bền của đà tăng không tốt bằng các cổ phiếu trên.

Cụ thể, trong 2 phiên cuối tuần qua, các phiên giao dịch đều tăng điểm đã giúp cổ phiếu NH duy trì được đà tăng như ACB vẫn tăng 1.100 đồng/CP lên 19.000 đồng/CP. Nhờ đó, vốn hóa thị trường của ngân hàng ACB tăng 1.036,5 tỷ đồng lên 16.549,6 tỷ đồng.

Hoặc lượng cổ phiếu ACB do bà Đặng Ngọc Lan (vợ bầu Kiên) đứng tên tăng 42,4 tỷ đồng. Hay trường hợp của VCB, ghi nhận sự tăng trưởng 27% so với cùng kỳ về mức thu nhập lãi thuần...

Một yếu tố cũng đáng để lưu tâm là dù giá cổ phiếu của BID rớt mạnh, song đây vẫn là cổ phiếu được NĐT nước ngoài mua ròng.

Do đó, trong bối cảnh thị trường chứng khoán có nhiều phiên chao đảo, một vài cổ phiếu NH được khối ngoại ưa thích vẫn tạo bất ngờ cho thị trường chung, góp phần kích hoạt đà tăng của dòng cổ phiếu ngân hàng.

Còn theo một báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, có thể hiện nay, so với các nước trong khu vực, cổ phiếu ngành NH Việt Nam không rẻ. Nhưng BID và MBB vẫn là hai cổ phiếu có mức tỷ suất sinh lợi tương đương các NH trong khu vực.

Và chỉ tiêu định giá P/B của hầu hết các NH hiện đa số vẫn đang ở mức cao hơn hoặc tương đương so với bình quân quá khứ. Nói chung, cổ phiếu NH đang có nhiều triển vọng để mua vào. Đặc biệt, các cổ phiếu NH đang bước vào nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn để mua vào là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, năm 2015 sẽ là năm cuối cùng để hoàn thành đề án tái cơ cấu hệ thống NH giai đoạn 2011 – 2015 liên quan đến việc đưa nợ xấu xuống dưới mức 3% cũng như thu gọn những NHTM quy mô nhỏ, hoạt động yếu kém theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Việc nới room NH cho nhà đầu tư ngoại vẫn sẽ phải chờ rất lâu nữa, nhưng đây sẽ là một cú hích lớn cho cổ phiếu ngành NH nếu như chính sách được thông qua.Từ năm 2016 trở đi, lợi nhuận của ngành NH mới được kỳ vọng tăng trưởng mạnh.

Nhìn chung, sau biến động lớn vừa qua, nhóm ngành NH có thể sẽ không tăng trưởng nhanh như thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục giữ ổn định và là nhóm cổ phiếu có ảnh hưởng mạnh đến chỉ số chung của thị trường...

Theo LỮ Ý NHI

Doanh nhân Sài Gòn

Trở lên trên