MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VCB niêm yết bổ sung 1,6 tỷ cổ phiếu ảnh hưởng như thế nào tới thị trường?

Ngày 27/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) – đại diện phần vốn nhà nước sở hữu gần 1,6 tỷ cổ phiếu VCB – đã chấp thuận về việc niêm yết bổ sung toàn bộ số cổ phiếu này.

Số lượng cổ phiếu này khi được niêm mặc dù rất lớn nhưng gần như sẽ không có tác động gì tới thanh khoản của của VCB do khả năng cổ đông Nhà nước bán cổ phiếu ra thị trường là rất hiếm – đặc biệt là tại những doanh nghiệp quan trọng.

Việc bán ra (nếu có) thì cũng chỉ là chuyển nhượng lại cho đối tác chiến lược.

Nếu loại trừ việc ảnh hưởng tới thanh khoản thì việc niêm yết bổ sung có tác động gì tới thị trường?

Khả năng dễ thấy nhất là tăng tỷ trọng của VCB trong công thức tính Vn-Index, qua đó giảm ảnh hưởng của một số cổ phiếu vốn hóa lớn nhất như MSN, BVH, VIC…

Do Vn-Index được tính trên cơ sở lượng cổ phiếu được niêm yết nên chỉ cần tăng lượng niêm yết thì tỷ trọng của cổ phiếu đó trong công thức sẽ tăng lên, không cần biết lượng cổ phiếu đó có thể được giao dịch hay không.

Trước đây, VCB và CTG không niêm yết phần vốn Nhà nước là để tránh việc các cổ phiếu này có vốn hóa quá lớn mà tác động lớn tới Vn-Index. Nhưng hiện tại thì dù có vốn niêm yết toàn bộ thì vốn hóa của VCB, CTG vẫn thua xa so với MSN hay BVH.

Hiện tại, VCB đang niêm yết 163,2 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị thị trường là 4.586 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,88% trong công thức tính Vn-Index.

Với tỷ lệ này thì biến động giá của VCB gần như không có ảnh hưởng gì đáng kể tới chỉ số.

Khi được niêm yết bổ sung thêm gần 1,6 tỷ cổ phiếu của cổ đông nhà nước thì giá trị niêm yết của VCB sẽ tăng lên 49.421 tỷ đồng, tương ứng với  tỷ trọng 8,74% công thức – đứng thứ 4 toàn thị trường sau MSN, BVH và VIC.

Tương tự như VCB, CTG cũng có 1,35 tỷ cổ phiếu thuộc phần sở hữu của cổ đông Nhà nước chưa được niêm yết.

Nếu cả VCB và CTG cùng niêm yết số cổ phiếu của cổ đông Nhà nước thì 2 cổ phiếu này sẽ chiếm tỷ trọng lần lượt là 8,2% và 8% tổng giá trị niêm yết toàn thị trường.

Khi đó thì ảnh hưởng của các cổ phiếu MSN, BVH, VIC đối với Vn-Index sẽ giảm đi ít nhiều.
 
 
Ước lượng thay đổi tỷ trọng của VCB và CTG tới công thức tính Vn-Index
khi niêm yết bổ sung phần vốn Nhà nước

Sự tăng/giảm bất thường của bộ ba cổ phiếu này đã làm “méo mó” biến động của Vn-Index từ đầu năm tới nay. Có lẽ vì vậy mà các cơ quan Nhà nước muốn niêm yết bổ sung cổ phiếu VCB để giảm tác động của những cổ phiếu trên.

Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất vẫn là xây dựng một chỉ số mới, có thể bao gồm một hữu hạn số cổ phiếu (hiện tất cả các cổ phiếu niêm yết tại HoSE đều được tham gia tính Vn-Index); đồng loại trừ phần cổ phiếu không thực sự được giao dịch như cổ phiếu của cổ đông Nhà nước, cổ đông nội bộ, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng…

Như trường hợp của MSN – cổ phiếu lớn nhất đang chiếm tới 12% giá trị niêm yết toàn thị trường – có tới 95% số cổ phiếu do các cổ đông nội bộ và bên có liên quan nắm giữ. Mỗi ngày MSN chỉ được giao dịch một lượng nhỏ nhưng cũng đủ để buộc Vn-Index tăng hoặc giảm điểm.

Tương tự MSN là BVH với 92% số cổ phiếu do Bộ Tài chính, SCIC và HBSC Insurance nắm giữ; các cổ đông nội bộ và bên liên quan ước tính cũng nắm trên 80% số cổ phiếu của VIC.
 
20 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất tới Vn-Index
Bảng bên trái là số liệu hiện tại; Bảng bên phải giả sử VCB đã được niêm yết toàn bộ
Số liệu được tính theo giá đóng cửa ngày 13/5
 
KAL
Theo số liệu HSX, DĐDN

duchai

Trở lên trên