MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VF1: Sẽ bán ra cổ phiếu đã có lời, đón đầu cơ hội mới

Ông Trần Thanh Tân, TGĐ VF1 cho biết dự kiến chuyển đổi Quỹ từ mô hình quỹ đóng sang quỹ mở toàn phần hoặc quỹ mở một phần.

Do thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 sẽ có triển vọng tích cực, chiến lược chung của Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (HOSE: VFM VF1) sẽ tiếp tục đi theo định hướng đầu tư giá trị.

Sáng ngày 22/03/2011, VF1 đã tiến hành thành công Đại hội nhà đầu tư thường niên năm 2011. Nhà đầu tư đã thông qua các nội dung trình tại Đại hội.

Sẽ tăng tỷ lệ tiền mặt khi thị trường có dấu hiệu phục hồi

Tại ngày 31/12/2010 tỷ lệ tiền mặt và tài sản khác chiếm 7,1% NAV. Tỷ lệ tiền mặt của VF1 không cao, hiện tại trung bình khoảng 5~6%, do đó, VF1 mục tiêu sẽ tăng tỷ lệ tiền mặt lên 10~15% khi thị trường có dấu hiệu phục hồi đồng nghĩa với việc VF1 sẽ bán ra một số CP đã có lời. Danh mục đầu tư của VF1 đã được xây dựng từ lâu là những CP tốt, khi thị trường có dấu hiệu phục hồi các CP này sẽ có sức bật mạnh.

Việc thanh hoán cổ phiếu có lời, tăng tỷ lệ tiền mặt không đồng nghĩa với việc sử dụng tiền này để chờ đón cơ hội Vn-Index đi xuống đáy lần nữa. Việc tăng tỷ lệ tiền nhằm mục đích đón đầu các cơ hội tham gia vào IPO hay cổ phần hóa các công ty tốt như Vietnam Airlines hay Mobifone, hoặc thương lượng để tham gia vào các đợt phát hành CP riêng lẻ của các công ty tiềm năng với giá tốt.

Năm 2011, với sự quyết tâm của Chính phủ trong việc điều tiết vĩ mô hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh và thu hút cho dòng vốn Fll trở lại thị trường. Do đó, với mức định giá P/E thấp của CP hiện nay, VF1 tin rằng TTCK sẽ khả quan hơn. “Việc để lại khoảng 85% danh mục đầu tư là cổ phiếu, khi thị trường phục hồi, danh mục của quỹ sẽ tăng trưởng tốt” – Ông Tân chia sẻ. 

Tại đại hội, ban đại diện cho biết, VF1 đang chuẩn bị các hồ sơ cần thiết nhằm đón đường nếu nghị định của Chính phủ cho phép quỹ đầu tư hoạt động loại hình quỹ mở vào tháng 7/2011.  Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra với Ban lãnh đạo quỹ VF1 khi chuyển đổi mô hình hoạt động do NAV của VF1 trên 20.000 đồng/CCQ, nhưng giao dịch ở mức chiết khấu đến 4x-50% (-PV-).

Đến ngày 31/12/2010, VF1 tăng tỷ trọng CP niêm yết từ 63,4% NAV lên 76,1% trong danh mục

Kết thúc năm tài chính 2010, giá trị tài sản ròng (NAV) của VF1 đạt 2.276 tỷ đồng, lỗ 203,6 tỷ đồng, giảm 8,2% so với đầu năm bao gồm cổ tức 15% đã thanh toán cho nhà đầu tư trong đó 5% của năm 2010.

Ảnh hưởng đến mức giảm NAV của VF1 trong năm chủ yếu do CP niêm yết trên sàn Hà Nội và CP chưa niêm yết, trong đó CP sàn Hà Nội chiếm bình quân 12,5% danh mục đầu tư, NAV giảm 11,1% trong khi HNX-Index giảm 32,1%, tương đương đóng góp vào sự sụt giảm NAV 2,1% trong tổng mức giảm 8,2% NAV.

Thực hiện theo kế hoạch, đến ngày 31/12/2010, VF1 đã giảm tỷ trọng CP chưa niêm yết từ 17,8% NAV xuống 16,8% NAV và tăng tỷ trọng CP niêm yết từ 63,4% NAV lên 76,1% trong danh mục.

Việc giảm tỷ trọng CP chưa niêm yết được VF1 thực hiện trong năm khá thận trong do thị trường này vẫn trầm lắng và giá đi ngang. Tại ngày 31/12/2010 tỷ lệ tiền mặt và tài sản khác chiếm 7,1% NAV.

Giải ngân của VF1 năm qua giảm nhẹ so với 2009 với tổng giá trị đạt 1.238tỷ đồng, bằng 86,9% của năm 2009. Trong đó, quý I/2010 và quý III/2010, VF1 đã giải ngân tương đối mạnh chiếm tỷ trọng lần lượt 33,8% và 27,8%; quý II/2010, VF1 giải ngân chiếm tỷ trọng 16,8%; quý IV/2010, VF1 đã chủ động tìm kiếm và tham gia đầu tư vào các đợt phát hành riêng lẻ, tham gia đấu giá chiếm 21,6% tổng giá trị giải ngân cả năm.

Năm qua thanh hoán đạt 1.367 tỷ đồng, bằng 110,3% giá trị giải ngân trong năm, trong đó 6 tháng đầu năm thanh hoán hơn 823 tỷ đồng.


Định hướng hoạt động năm 2011:

Do thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 sẽ có triển vọng tích cực, do đó chiến lược chung của VF1 sẽ tiếp tục đi theo định hướng đầu tư giá trị. Trong đó,

- Quỹ sẽ duy trì tỷ trọng CP niêm yết ở mức hợp lý (60-70% NAV), trong đó tập trung phần lớn vào CP có vốn hóa lớn và phân bổ một phần giá trị tài sản của danh mục vào trái phiếu chuyển đổi.
- Ngành nghề tập trung trong năm 2011 vẫn là các ngành: Bán lẻ, Dịch vụ Viễn thông, Bất động sản, Năng lượng, Hàng hóa Công nghiệp, và Vật liệu Khai khoáng.
- Quỹ sẽ tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết hoặc sắp niêm yết dưới vai trò cổ đông chiến lược thông qua các đợt phát hành riêng lẻ.

Ngoài ra, chương trình cổ phần hóa dự kiến tái khởi động trong năm, trong đó có các doanh nghiệp lớn, đầu ngành sẽ là cơ hội để VF1 giải ngân trong thời gian tới.



T. Sam

quynhnn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên