MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VF4: Thanh lý cổ phiếu FPT đem lại gần 48% lợi nhuận cho quỹ

Năm 2014, VF4 đã thanh lý FPT đem lại gần 48% lợi nhuận cho quỹ. Năm 2015, quỹ nhận định ngành nhóm ngành vật liệu xây dựng, ngành thực phẩm nước giải khát sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Chiều ngày 26/03/2015, Đại hội Nhà đầu tư thường niên của Quỹ Đầu tư Doanh nghiêp hàng đầu Việt Nam – VF4 đã được tiến hành thành công.

Thanh lý cổ phiếu FPT đem lại gần 48% lợi nhuận cho quỹ

Năm 2014, Quỹ VF4 tạo ra hơn 67 tỷ đồng lợi nhuận, làm tăng giá trị tài sản ròng (NAV) trên mỗi đơn vị quỹ 518 đồng, tương ứng tăng 6,1% so với đầu năm. Kết thúc năm 2014, giá trị NAV/CCQ đạt 8.976,65 đồng/CCQ.

Tỷ trọng tiền mặt bình quân cả năm ở mức xấp xỉ 9% NAV. Tỷ trọng tiền mặt được nâng lên tối đa 20% trong giai đoạn tháng 5 để giảm bớt sức ảnh hưởng khi thị trường chịu tác động rất mạnh cua sự kiện biển Đông. Kết thúc năm 2014 quỹ VF4 có tỷ lệ tiền khả dụng là 14,2%NAV, dự trữ cho một số cơ hội đầu tư mới.

Danh mục đầu tư năm 2014 vẫn duy trì tỷ trọng cổ phiếu vốn hóa lớn chiếm gần 70%/NAV.

VF4 cho biết, đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận của Quỹ VF4 trong năm 2014 là từ cổ phiếu thuộc ngành Thiết bị và phần cứng công nghệ. Ngành này đã tăng hơn 36% trong danh mục và đem lại gần 48% lợi nhuận của Quỹ. Quỹ VF4 đã thực hiện hóa phần lớn lợi nhuận từ ngành này trong năm 2014.

Ngoài ra, các ngành Ngân hàng, Năng lượng, Vật liệu, Dịch vụ tài chính, Tiện ích công cộng và Phụ tùng Ô tô đều cóăng trưởng khá tốt từ 7% đến 20% trong năm 2014 và đều đóng góp vào lợi nhuận chung của Quỹ.

Các ngành Bất động sản, Bảo hiểm, Thực phẩm, Dệt may và tiêu dùng, Dược phẩm có tăng trưởng âm nhẹ trong năm và làm giảm khoảng 0,6% tăng trưởng của Quỹ. Trong đó ngành Dược phẩm đã được thanh lý toàn bộ theo kế hoạch năm 2014, ngành Bảo hiểm (gồm BVH) giảm thị giá chủ yếu do biến động nhân sự trong nửa cuối năm và các ngành khác đang trong quá trình xây dựng danh mục với giá thấp với nhận định các ngành này sẽ có tăng trưởng tốt trong năm 2015.

Về ngành Thực phẩm: Ngành này đã giảm mạnh từ hơn 20% đầu năm 2014 xuống còn 11% cuối năm 2014. Trong năm 2014, VF4 đánh giá tốc độ tăng trưởng chung của ngành đang giảm và tính cạnh tranh trong ngành tăng lên mạnh làm gia tăng chi phí bán hàng và giảm biên lợi nhuận chung của ngành. Ngành Thực phẩm vào thời điểm cuối năm lại được hưởng lợi từ sự giảm giá mạnh của các nguyên liệu đầu vào. Quỹ VF4 vẫn giữ tỷ trọng ngành này khá lớn vào thời  điểm cuối năm để làm tiền đề cho tăng trưởng trong năm 2015, khi biên lợi nhuận được cải thiện tốt.

Về ngành Ngân hàng: Cuối năm 2014 Quỹ đã thanh lý bớt khoản đầu tư vào CP EIB và thay thế một phần bằng khoản đầu tư vào VCB. Trong năm 2014, VCB đã tăng trưởng hơn 40%.

Chiến lược đầu tư năm 2015

Năm 2015, Quỹ VF4 sẽ tiếp tục tuân thủ chiến lược đầu tư đã được xác định trong Điều lệ của Quỹ với định hướng:

(i) Điều chỉnh tỷ trọng danh mục theo hướng tăng tỷ trọng cổ phiếu/ngành có tiềm năng tăng trưởng cao như ngành: Ngân hàng, Vật liệu, Bất động sản, Tiện ích công cộng, Vận tải, Dịch vụ y tế ...; giảm tỷ trọng/thực hiện hóa lợi nhuận ở các cổ phiếu trong ngành Hàng hóa công nghiệp, Dịch vụ tài chính, Ô tô và phụ tùng, Năng lượng...

(ii) Năng động tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở các doanh nghiệp được hưởng lợi từ biến động tỷ giá, giá dầu, giá nguyên vật liệu đầu vào hoặc các doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn và lấy lại đà tăng trưởng, mở rộng quy mô...

(iii) Tận dụng các cơ hội đầu tư CP chuẩn bị niêm yết, quyền mua phát hành thêm hoặc các chứng khoán phái sinh (nếu có) để gia tăng thêm lợi nhuận cho Quỹ.

Điều chỉnh tần suất giao dịch CCQ từ 1 lần/tuần lên hàng ngày

VF4 đề xuất chỉnh sửa lại điều lệ quỹ và được Đại hội đồng nhà đầu tư thông qua. Trong đó có nội dung quan trọng là điều chỉnh tần suất giao dịch của CCQ VF4 từ 1 lần/tuần sang giao dịch hàng ngày ngoại trừ các ngày làm việc bù rơi vào thứ 7/Chủ nhật.

Trong trường hợp tần suất giao dịch hàng ngày , ngày định giá là ngày làm việc trong tuần và ngày đầu tiên của tháng tiếp theo.  từ việc giao dịch 1 tuần/lần sang giao dịch hàng ngày, thời điểm áp dụng sẽ được VF4 thông báo với nhà đầu tư.

Quỹ VF4 cũng đã thông qua việc thay đổi Ngân hàng Giám sát. Ngân hàng TNHH Một thành viên Standard Chartered Việt Nam thay cho Ngân hàng giám sát trước đó là Ngân hàng Deutsche Bank.


Thanh Giang

Ngọc Quỳnh

Tài chính Plus

Trở lên trên