MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao Dragon Capital gom mua VFMVF1?

Năm 2013 sẽ là năm bản lề để VFMVF1 thanh hoán danh mục đầu tư 1.000 tỷ của mình trước khi đóng cửa vào năm 2014 (nếu không gia hạn quỹ). Nhà đầu tư gom mua VF1 khi tỷ lệ chiết khấu vượt 50%.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán tháng 11 ảm đạm về thanh khoản và giảm mạnh về điểm số (Vn-Index giảm 2,7% và HNX-Index giảm 3,7% so với tháng 10), giao dịch của nhóm chứng chỉ quỹ (ccq) trên hai sàn gần như đã bị nhà đầu tư quên lãng thì Dragon Capital bất ngờ đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu VFMVF1 (viết tắt VF1) vào ngày 2/11/2012.

Giá ccq VF1 ở thời điểm ngày 2/11 chỉ là 7.100 đồng/cp trong khi giá trị tài sản ròng của ccq này ở thời điểm 1/11 là 14.635 đồng/ccq, như vậy tỷ lệ chiết khấu của VF1 lúc bấy giờ là 51%. Với một tỷ lệ chiết khấu lớn như vậy VF1 hay bất cứ quỹ đầu tư đang ở chung tình trạng hiện tại sẽ phải đối mặt với việc nhà đầu tư yêu cầu thanh mục quỹ để thu về lượng NAV đang gấp đôi thị giá.

Quỹ VFMVF1 thành lập vào tháng 5/2004, với thời gian hoạt động 10 năm như vậy chỉ còn 1 năm 5 tháng nữa VFMVF1 sẽ đóng quỹ. Nếu không có phương án gia hạn quỹ, năm 2013 VFMVF1 sẽ chịu áp lực thanh hoán danh mục niêm yết hơn 1000 tỷ của mình. Và động thái này đã và đang diễn ra ngay từ năm 2012.

Tỷ trọng tiền mặt của VF1 đã tăng đáng kể từ 16,4% tổng tài sản vào tháng 1/2012 đã tăng lên 20,8% vào ngày 30/11/2012. Trong khi đó, tháng 11 là tháng thị trường giảm sâu song VF1 vẫn bán cổ phiếu để thanh hoán danh mục, trong đó tỷ trọng cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu Upcom đều giảm 1,5% và lần lượt còn 71,9% và 5,6% NAV.


VF1 đã bán hết cổ phiếu thuộc ngành Ngân hàng và Dệt may và thiết bị tiêu dùng nhằm tránh những ảnh hưởng to tác động bất lợi đến cổ phiếu ngành này.

Quay trở lại với Dragon Capital, sau khi đăng ký mua 3 triệu VFMVF1 vào ngày 2/11, giá VFMVF1 đã tăng từ 7.000 đồng/cp lên 10.000 đồng/cp và duy trì mức giá này trong suốt 1 tuần nay (mức tăng 30% trong 3 tuần).

Động thái mua vào của Dragon Capital cho thấy các nhà đầu tư vào quỹ đã muốn gom mua chứng chỉ quỹ chờ ngày quỹ đóng cửa. Chỉ cần bỏ ra 7.000 đồng mua 1 chứng chỉ quỹ trong khi giá trị thật của nó đang là 14.650 đồng (!).

Đối với quỹ đầu tư VF4, tỷ trọng cổ phiếu niêm yết tiếp tục giảm xuống 82,2% so với 90% đầu năm, tiền mặt tăng từ 9,2% đầu năm lên 17,8%, ngoài ra không đầu tư cổ phiếu OTC. VF4 đang nắm giữ VNM (17.5% NAV), DPM (12.1%), FPT (7.7%), MSN (6.4%) VCB (5.8%). Vốn điều lệ của VFMVF4 là 806 tỷ đồng nhưng NAV của quỹ này ở thời điểm 30/11 chỉ còn 495,6 tỷ đồng.

Một quỹ “anh em” của VF1 là quỹ VFMVFA đã tìm được hướng đi mới cho mình khi chuyển sang mô hình quỹ mở, việc này đã được đại hội cổ đông của VFA thông qua trong kỳ họp bất thường tháng 12 vừa qua. Tính đến 30/11, VFA đã tăng tỷ trọng tiền lên 68,8%, chỉ nắm giữ 25,6% NAV đầu đầu tư vào rổ cổ phiếu VN30 mà chiến lược MATF (chiến lược đầu tư theo xu hướng dựa trên hệ số bình quân (Model-Averaging-trend-following) trên cổ phiếu đã giảm từ 8,1% xuống còn 5,6%.


Phân bổ tài sản của VFA

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên