MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường cơ sở "gặp khó", giá trị giao dịch thị trường phái sinh tăng vọt lên trên 10.000 tỷ đồng trong phiên 19/6

Thanh khoản trên thị trường phái sinh trong phiên hôm nay đã tăng vọt với tổng giá trị khớp lệnh đạt 10.455 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với phiên ngày hôm qua.

Phiên 19/06, chỉ số tham chiếu của chứng khoán phái sinh là chỉ số VN30-Index mở cửa ở mức 970 điểm. Lực bán được đẩy mạnh ngay từ đầu phiên khi các cổ phiếu vốn hóa lớn đều giảm mạnh, kết thúc phiên sáng VN30 ở quanh mức 942 điểm. Như vậy, nhà đầu tư có vị thế "short" từ đầu phiên đã lãi ngay 2,8 triệu đồng trên mỗi hợp đồng [1*100.000*(970-942)]. 

Tuy nhiên, lực bán chưa dừng lại ở đó, thời điểm giảm mạnh nhất rơi vào lúc 2h chiều nay, VN30-Index chạm đáy ngày ở mức 919 điểm, tức là giảm hơn 50 điểm so với giá tham chiếu. Tại thời điểm đó, hợp đồng VN30F1806 ở mức 908,1 điểm.

Trên thị trường cơ sở xuất hiện lực cầu bắt đáy ở những cổ phiếu vốn hóa lớn, và chỉ số cũng tăng lên. Chốt phiên giao dịch, VN30-Index đóng cửa ở mức 945,11 điểm, chỉ còn giảm 25 điểm so với giá tham chiếu. Trong khi VN30F1806 dừng tại 937,9 điểm.

Thị trường cơ sở gặp khó, giá trị giao dịch thị trường phái sinh  tăng vọt lên trên 10.000 tỷ đồng trong phiên 19/6 - Ảnh 1.

Diễn biến VN30F1806 trong phiên 19/6

Với biên độ dao động mạnh của chỉ số, không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhà đầu tư thực hiện "Intraday" khiến khối lượng khớp lệnh và giá trị giao dịch trên thị trường phái sinh tăng vọt. Theo thống kê từ HNX, khối lượng khớp lệnh chứng khoán phái sinh tất cả các kỳ hạn đạt 111.177 hợp đồng, với giá trị danh nghĩa tương ứng đạt 10.455 tỷ đồng, lần lượt tăng 38% và 30% so với phiên trước đó.

Phiên giao dịch ngày 19/06 cũng là phiên có khối lượng cũng như giá trị giao dịch cao nhất trong 5 phiên gần đây.

Thị trường cơ sở gặp khó, giá trị giao dịch thị trường phái sinh  tăng vọt lên trên 10.000 tỷ đồng trong phiên 19/6 - Ảnh 2.

Trước đó, theo thống kê của HNX, giá trị giao dịch phái sinh trong tháng 5 đạt mức kỷ lục, tăng 162% so với tháng 4. Thị trường cơ sở trong khoảng 3 tháng vừa qua rất "khó nhằn". Với ưu thế T+, có thể nhanh chóng chốt lời cũng như cutloss cộng thêm việc có thể tạo ra lợi nhuận từ 2 chiều "mua", "bán", có lẽ dòng tiền sẽ còn tiếp tục chảy sang thị trường phái sinh trong thời gian tới.

Mai Ngọc

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên