Thị trường giao nhận 1 năm nhìn lại: Bùng nổ nhờ Covid-19, sân chơi ngày càng đông đúc và cùng khai phá xu hướng mới Q-commerce
Nếu giai đoạn 2011-2017 chỉ có 2 ứng dụng phát triển đó là Uber và Grab, cùng đơn vị độc quyền Now chuyên về thực phẩm, thì ngày nay cuộc chơi đã hoàn toàn khác – sôi động hơn, đông đúc hơn! Đặc biệt từ năm 2019, loạt đơn vị ồ ạt bung hàng, phải kể đến Goviet, be, Fastgo, Grabfood, Loship, Gofood, Baemin… Sang năm 2021, thị trường tiếp tục đón nhận tân binh Borzo, cùng nhiều thương vụ M&A như Now chuyển thành ShopeeFood…
Bất chấp sự đi xuống của nền kinh tế, giao nhận có thể được xem là thị trường đón đầu "cơ trong nguy" giữa đại dịch, bởi nhu cầu mua sắm online tăng cao do toàn quốc phải giãn cách xã hội. Đến nay, mảng này tiếp tục trỗi dậy khi sức mua dần hồi phục, đặc biệt trước xu hướng mua sắm trực tuyến tăng cao.
Cơ hội không chỉ từ tăng trưởng quy mô
Và trong bức tranh tươi sáng đó, nếu giai đoạn 2011-2017 chỉ có 2 ứng dụng phát triển đó là Uber và Grab, cùng đơn vị độc quyền Now chuyên về thực phẩm, thì ngày nay cuộc chơi đã hoàn toàn khác – sôi động hơn, đông đúc hơn! Đặc biệt từ năm 2019, loạt đơn vị ồ ạt bung hàng, phải kể đến Goviet, be, Fastgo, Grabfood, Loship, Gofood, Baemin… Sang năm 2021, thị trường tiếp tục đón nhận tân binh Borzo, cùng nhiều thương vụ M&A như Now chuyển thành ShopeeFood…
Trong đó, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam 2021 là 7,3 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 5% và dự kiến năm 2025 sẽ lên đến trên 8,8 tỷ USD. Điều này tác động rất lớn đến quy mô của ngành giao hàng dặm cuối (last-mile delivery). Trong đó, nhóm hoạt động giao hàng tức thời hoặc trong ngày có tổng giá trị 1,49 tỷ USD trong năm 2021, với CAGR xấp xỉ 5,67%.
Riêng mảng giao thực phẩm trực tiếp từ nhà hàng (không thông qua platform), giá trị đang vào khoảng 292 triệu USD và dự tăng đến 480 triệu USD trong năm 2025, tương đương phục vụ 18,2 triệu người dùng.
Không chỉ cơ hội từ quy mô được mở rộng, những xu hướng tiêu dùng cũng mở ra nhiều điều kiện thuận lợi cho các đơn vị cùng khai thác, phát triển. Cụ thể, những năm gần đây chúng ta đã thấy sự hình thành của Quick-commerce (Q-commerce), và kỳ vọng sắp tới sẽ bùng nổ.
Mà còn đến từ các xu hướng tiêu dùng mới
Với sự gia tăng của đô thị hóa, số lượng các hộ gia đình nhỏ hoặc một người, nhu cầu nhận hàng tại nơi làm việc đang tăng mạnh. Điều này dẫn đến nhu cầu giao hàng với số lượng nhỏ tăng cao, thay vì mua nhiều mặt hàng với số lượng lớn với giá rẻ hơn, theo kiểu của TMĐT hoặc truyền thống.
Trong đó, E-commerce truyền thống cố gắng tối ưu hóa chi phí vận chuyển bằng nhiều cách, như khuyến khích người mua mua nhiều món hơn trong một đơn hàng và điều phối giao hàng thông qua các kho trung chuyển. Nhiều nhà bán hàng vẫn cố gắng xoay sở để giữ chân khách hàng bằng việc giảm giá, thậm chí miễn phí chi phí giao hàng bằng cách trên, nhưng có vẻ với một thế hệ mới gồm đa số người dùng trẻ, họ cần thêm thứ khác.
Trong khi đó, Gen Z tại Việt Nam, thế hệ sinh từ 1997 đến 2012 (theo số liệu thống kê 2019) đã chiếm đến 13 triệu và dự báo sẽ tăng đến 15 triệu. Đây là thế hệ được mô tả với các đặc trưng liên quan đến "mong muốn tức thì".
Như vậy, khác với vài năm gần đây, xu hướng Q-commerce buộc người bán chấp nhận sự thật rằng khách hàng ngày nay không chỉ muốn nhanh và rẻ, mà họ cần nhận hàng ngay lập tức bất cứ món hàng nào họ cần mua, bất kể họ đang ở đâu, một cách tiện lợi nhất.
Chia sẻ với chúng tôi, đại diện Borzo nói thêm: "Thực tế, xu hướng Q-commerce đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, nhưng chỉ gần đây, khi mô hình giao hàng bằng tài xế cộng đồng mới mang lại trải nghiệm đúng nghĩa cho người dùng. Những đơn vị đi đầu đã kịp có dữ liệu đủ lớn và công nghệ tiên tiến để phân tích, dự báo nhằm tối ưu việc giao tức thời mà không dư thừa tài xế, khai thác tối đa hiệu suất của toàn bộ cộng đồng tài xế, giúp bảo đảm thu nhập cho đối tác mà không làm tăng chi phí cho khách hàng".
Trong đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, với sự tham gia quyết liệt của những công ty công nghệ có nguồn vốn dồi dào, đã thực sự bắt nhịp ngay từ những ngày đầu của Q-commerce, ngay cả khi khái niệm này vẫn chưa phổ biến. Và như vậy, thị trường Q-commerce tại Việt Nam vẫn đang có một khoảng trống rất lớn dành cho những tay chơi nào có lợi thế về công nghệ.
Bài toán này đòi hỏi sự đầu tư lớn cho hệ thống chung, và cũng là lý do những đơn vị có hậu thuẫn từ công ty mẹ (mạnh vốn, hệ sinh thái hỗ trợ nhau, không chỉ hoạt động tại Việt Nam) chiếm ưu thế. Hoặc hai bên bắt tay và tận dụng thế mạnh của nhau theo quan hệ win – win.
Riêng Borzo, trong năm 2021, thời gian giao hàng trung bình cho một đơn hàng kể từ lúc khách hàng tạo đơn đến khi hoàn thành đang là 35 phút. Công ty mẹ Dostavista cũng là đơn vị tiên phong dự án Hyperlocal để nhân rộng ra các nước khác, nên ngay từ đầu Borzo đã được hỗ trợ rất nhiều. Tính từ đầu năm nay, Borzo đã phục vụ hơn 30.000 khách hàng B2B, chiếm hơn 1 triệu đơn hàng trong tổng số đơn hàng trên hệ thống, trải dài trong các ngành hàng từ bách hóa, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, rau củ quả, quà tặng... Công ty cũng lên kế hoạch tuyển dụng số lượng lớn nhân viên kinh doanh và nhân viên hành nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng 7 lần vào năm 2022.
Và thách thức trước nhu cầu giao hàng không tiếp xúc
Trở lại với thị trường, không chỉ Q-commerce, gần đây khi tình hình Covid-19 phức tạp, người dùng lại có thêm nhu cầu mới: giao hàng không tiếp xúc. Đây là một phần của xu hướng giao nhận trong bối cảnh "bình thường mới". Và như vậy, các tay chơi trong ngành phải dùng công nghệ mới, quy chuẩn mới để cùng phát triển với xu hướng mới này.
Thích ứng, các đơn vị đã bắt đầu cho tài xế túc trực tại khu vực, tính lương theo giờ, hoặc tự động bằng cách cho tài xế linh động chọn, thay đổi khung giờ, khu vực ngay trên ứng dụng. Về cơ bản thì mục đích cuối vẫn là làm sao để không dư thừa tài xế mà vẫn bảo đảm thời gian nhận và giao hàng là nhanh nhất.
Nhìn chung, thị trường bán lẻ năm 2021 ghi nhận sự chuyến rất lớn từ offline sang online, đặc biệt sau đợt dịch lớn kéo dài nhiều tháng ở tất cả các thành phố lớn. Người dùng cuối đã xem việc mua sắm online là lựa chọn an toàn và tiện lợi so với việc đi mua sắm trực tiếp như trước đây. Đây là điều đáng mừng và bất ngờ cho tất cả các bên, gồm người bán, người mua, và đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ.
Có thể nói đợt dịch đó, cùng với cuộc sống bình thường mới đã kích hoạt thương mại điện tử và các ngành liên quan đến chuỗi cung ứng, cụ thể là giao hàng công nghệ nhảy vọt sang một bước phát triển mới trong thói quen mua sắm của người dân, tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian trong việc chuyển hướng người dùng từ offline sang online.