MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường hàng hóa ngày 15/6: Vàng tăng giá mạnh, thép tăng ngày thứ 3 trong khi cao su thấp nhất 10 tuần

15-06-2018 - 07:29 AM | Thị trường

Giá dầu, kim loại công nghiệp và các nông sản trong khi đó lại giảm.

Dầu WTI tăng, dầu Brent giảm

Giá dầu biến động trái chiều trong ngày 14/6, với dầu Brent giảm và dầu thô Mỹ tăng, do đồng USD tăng mạnh mẽ và cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ quyết định nguồn cung mờ nhạt.

Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 80 cent xuống còn 75,94 USD/thùng và giá dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn đóng cửa tăng 25 cent lên 66,89 USD/thùng. Cả hai loại dầu Brent và WTI đạt mức cao nhất 3 năm rưỡi trong tháng 5 nhưng sau đó đã giảm, khi các nhà đầu tư dự kiến thị trường sẽ sớm trở nên khả quan hơn, do sản lượng dầu thô Mỹ tăng và OPEC và các đồng minh sẽ tăng sản lượng. Đồng USD tăng so với giỏ tiền tệ chủ chốt đạt mức cao nhất 6 tháng vào cuối tháng 5, khi đồng euro giảm do Ngân hàng Trung ương châu Âu đưa ra kế hoạch giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục vào mùa hè năm 2019.

Năm 2017, OPEC bắt đầu cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng/ngày nhằm hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên, dầu Brent đã tăng khoảng 180% từ mức thấp nhất năm 2016, dự trữ dầu thô toàn cầu giảm, sản lượng dầu Venezuela giảm mạnh và các biện pháp trừng phạt sắp xảy ra đối với Iran, nhóm có thể sớm kết thúc cắt giảm nguồn cung.

Vàng cao nhất 1 tháng, bạc cao nhất gần 2 tháng

Vàng tăng lên mức cao nhất 1 tháng sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cam kết giữ nguyên lãi suất trong mùa hè tới và các nhà đầu tư lo ngại về số liệu Trung Quốc suy yếu.

Giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.303,7 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.309,3 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 15/5 và giá vàng kỳ hạn tháng 8 tại Mỹ tăng 7 USD tương đương 0,5% lên 1.308,3 USD/ounce.

Động thái của ECB đã đẩy đồng euro giảm trong khi chỉ số đồng USD tăng và doanh số bán lẻ của Mỹ tăng mạnh nhất trong 6 tháng, hỗ trợ quan điểm Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất ngắn hạn hơn nữa.

Trong khi đó, giá bạc tăng 1,4% lên 17,24 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 17,32 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 19/4. Giá bạch kim tăng 0,6% lên 904,5 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 912,8 USD/ounce, mức cao nhất 2 tuần, palađi tăng 0,2% lên 1.010,9 USD/ounce.

Các kim loại công nghiệp đều giảm

Giá hầu hết các kim loại cơ bản đều giảm sau số liệu cho thấy rằng, tăng trưởng kinh tế của nước tiêu thụ kim loại lớn nhất – Trung Quốc – chậm lại. Sản lượng công nghiệp, đầu tư và doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 5 thấp hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản cung cầu vẫn đủ mạnh đối với hầu hết các kim loại công nghiệp như đồng, nhôm và nickel đạt mức cao nhất nhiều năm trong năm nay và có khả năng sẽ tăng.

Giá đồng hợp đồng tham chiếu trên sàn London giảm 1,1% xuống còn 7.177 USD/tấn, từ mức cao nhất 4 năm rưỡi 7.348 USD/tấn trong tuần trước đó, do lo ngại thỏa thuận tiền lương tại mỏ khai thác đồng lớn nhất thế giới có thể làm gián đoạn nguồn cung. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố danh sách thuế quan trị giá 50 tỉ USD đối với hàng hóa Trung Quốc vào ngày thứ sáu (15/6), dấy lên mối lo ngại cuộc chiến thương mại có thể làm chậm tăng trưởng toàn cầu và giảm nhu cầu kim loại.

Nhôm giảm 0,8% xuống còn 2.256 USD/tấn, kẽm giảm 0,9% xuống còn 3.187 USD/tấn, chì giảm 1,3% xuống còn 2.453 USD/tấn và thiếc không thay đổi ở mức 20.800 USD/tấn.

Thép tăng phiên thứ 3 liên tiếp 

 Giá thép cây kỳ hạn tại Trung Quốc tăng phiên thứ 3 liên tiếp, sau khi nước này cho biết sẽ cấm các cơ sở sản xuất mới đối với thép, than cốc và nhôm nguyên sinh tại một số khu vực trọng điểm. Đây là một phần của kế hoạch chống ô nhiễm mới trong 3 năm, hội đồng nhà nước cam kết sẽ kiểm tra bất kỳ cơ sở sản xuất mới nào trong các khu vực như Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc và khu vực sông Dương Tử nhằm hạn chế khí thải công nghiệp. 

Thông báo này được đưa ra vài ngày sau khi Bộ Môi trường cho biết, sẽ tiến hành 1 đợt kiểm tra mới tại 28 thành phố phía bắc và một số khu vực bị khói bụi từ tháng 6 đến tháng 4/2019. Hợp đồng thép cây trên sàn Thượng Hải đóng cửa tăng 0,9% lên 3.897 NDT (609,75 USD)/tấn. Tính đến 8/6, dự trữ quặng sắt nhập khẩu đạt 161,03 triệu tấn, chỉ thấp hơn mức cao kỷ lục 161,98 triệu tấn trong tuần trước đó, công ty SteelHome cho biết. Giá quặng sắt giao ngay sang cảng Tần Hoàng Đảo giảm 0,3% xuống còn 67,02 USD/tấn trong ngày thứ tư (13/6), Metal Bulletin cho biết. 

 Cao su chạm mức thấp nhất 10 tuần

Giá cao su trên sàn TOCOM, hợp đồng tham chiếu chạm mức thấp nhất 10 tuần, cùng với giá cao su tại Thượng Hải giảm xuống mức thấp nhất gần 2 năm đạt được trong phiên trước đó, trong bối cảnh lo ngại dư cung.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn TOCOM kết thúc phiên giảm 1,8 JPY xuống còn 179,5 JPY (1,63 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 178,3 JPY/kg, mức thấp nhất kể từ ngày 6/4.

Tại Thượng Hải hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 165 NDT xuống còn 10.810 NDT (1.692 USD)/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 7 trên sàn SICOM giảm 2,1 Uscent xuống còn 136,1 Uscent/kg.

Chè tăng tuần thứ 5 liên tiếp Giá chè tăng tuần thứ 5 liên tiếp do nhu cầu đối với chè chất lượng tăng mạnh mẽ, bất chấp nguồn cung gia tăng. Giá chè Bangladesh tại trung tâm đấu giá duy nhất Chittagong ở mức trung bình 242,52 taka (2,7 USD)/kg, so với 238,34 taka/kg trong phiên đấu giá trước đó.

Đường giảm, ca cao hồi phục

Giá đường trắng giảm do hoạt động bán ra bởi các nhà sản xuất châu Âu khi đồng euro suy yếu. Hợp đồng đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 5,9 USD tương đương 1,7% xuống còn 347,5 USD/tấn. Hợp đồng đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,2 cent tương đương 1,6% xuống còn 12,56 cent/lb.

Giá ca cao kỳ hạn tháng 9 trên sàn New York tăng 42 USD tương đương 1,8% lên 2.433 USD/tấn và hợp đồng ca cao kỳ hạn tháng 9 trên sàn London tăng 41 GBP, tương đương 2,4% lên 1.751 GBP/tấn.

Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 tăng 8 USD tương đương 0,5% lên 1.701 USD/tấn. Hợp đồng cà phê arabia kỳ hạn tháng 9 giảm 0,65 cent, tương đương 0,6% xuống còn 1,1795 USD/lb, trong phiên có lúc đạt 1,1775 USD/lb, mức thấp nhất 1 tháng. Tại Việt Nam, giá cà phê robusta chạm mức thấp nhất 25 tháng, hướng theo giá cà phê toàn cầu suy giảm.

Gạo Ấn Độ tăng, Việt Nam giảm từ mức cao nhất nhiều năm

Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ tăng do kỳ vọng hoạt động mua vào từ Trung Quốc tăng, trong khi gạo Việt Nam giảm từ mức cao nhất nhiều năm do triển vọng nguồn cung nội địa tăng.

Gạo 5% tấm của Ấn Độ tăng 5 USD lên 398-402 USD/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất trong tuần trước đó, do nhu cầu từ nước láng giềng – Bangladesh – suy giảm. Ấn Độ là nước cung cấp gạo lớn nhất cho Bangladesh trong năm 2017. Nhập khẩu gạo của Bangladesh sẽ giảm do chính phủ nước này áp thuế nhập khẩu gạo lên tới 28% để hỗ trợ nông dân khi sản lượng trong nước hồi phục.

Trong khi đó, gạo 5% tấm của Việt Nam giảm xuống còn 450-455 USD/tấn, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2012 ở mức 465-475 USD/tấn trong tuần trước đó. Tại Thái Lan, gạo 5% tấm hợp đồng tham chiếu ở mức 430-435 USD/tấn, FOB Bangkok so với 430-432 USD/tấn trong tuần trước đó.

Ngô và đậu tương giảm xuống mức thấp nhất nhiều tháng

Dự báo thời tiết thuận lợi ở khắp các khu vực sản xuất trọng điểm trung tây Mỹ, đẩy giá ngô và đậu tương giảm xuống mức thấp nhất nhiều tháng.

Giá đậu tương kỳ hạn tháng 7 trên sàn Chicago giảm 8-3/4 cent xuống còn 9,27-1/4 USD/bushel, giảm phiên thứ 8 liên tiếp trong 9 phiên. Giá đậu tương đã giảm tổng cộng 9,3%.

Giá ngô kỳ hạn tháng 7 trên sàn Chicago giảm 13 cent xuống còn 3,63 USD/bushel, chạm mức thấp nhất kể từ ngày 9/2.

Giá một số mặt hàng chủ chốt lúc 7h sáng ngày 15/6

Thị trường hàng hóa ngày 15/6: Vàng tăng giá mạnh, thép tăng ngày thứ 3 trong khi cao su thấp nhất 10 tuần - Ảnh 1.

Minh Quân

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên