Thị trường hàng hóa ngày 26/5: Giá dầu lún sâu, thép bật tăng trở lại, các hàng hóa mềm khởi sắc
Nhiều hàng hóa tăng giá mạnh trong phiên hôm qua, trong đó lúa mì tăng 3,5%. Riêng dầu mỏ là mặt hàng bị áp lực giảm mạnh nhất do lo ngại cung tăng.
- 25-05-2018Thị trường hàng hóa ngày 25/5: Vàng, chì tăng giá mạnh trong khi dầu mỏ và cà phê giảm sâu
- 24-05-2018Thị trường hàng hóa ngày 24/5: Vàng, cacao, chè, đường cùng tăng giá trong khi dầu mỏ, cao su và thép đều đi xuống
- 23-05-2018Hàng hóa ngày 23/5/2018: Dầu thô và vàng đều tăng, giá đường cao nhất 5 tuần, thép thấp nhất 1 tháng, chì đạt đỉnh 2,5 tháng
Dầu giảm giá hơn 2 USD/thùng
Giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng trong ngày 25/05 do Ả rập Xê út và Nga thảo luận hạn chế cắt giảm sản xuất.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn đã giảm 2,35 USD, hay 3%, xuống mức 76,44 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu mất khoảng 2,7%, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng Tư. Giá dầu Brent đã đạt mức cao nhất kể từ cuối năm 2014 là 80,50 USD/thùng trong tuần trước.
Giá dầu thô kỳ hạn WTI giảm 2,83 USD, tương đương 4%, chốt phiên ở mức 67,88 USD/thùng. Trong tuần này, giá dầu WTI đã giảm khoảng 4,9%, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng Hai, đảo chiều đột ngột sau 6 tuần tăng liên tiếp.
Các bộ trưởng năng lượng Nga và Saudi Arabia đã gặp nhau tại St. Petersburg để xem xét các điều khoản của hiệp ước cung cấp dầu toàn cầu đã được đưa ra trong 17 tháng qua, trước thềm cuộc họp quan trọng của OPEC sẽ diễn ra tại Vienna vào tháng tới.
Các bộ trưởng, cùng với đối tác A Rập Xê út, đã thảo luận về tăng sản lượng thêm khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd), các nguồn tin cho Reuters biết.
Bộ trưởng năng lượng của Nga cho biết các bộ trưởng dầu mỏ OPEC và ngoài OPEC tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng, có thể sẽ quyết định giảm dần việc cắt giảm tại cuộc họp tại Vienna vào tháng tới.
Vàng giảm nhẹ khi triển vọng cuộc họp Mỹ- Triều tiếp tục
Giá vàng giảm nhẹ trong ngày 25/05 song vẫn cao hơn mức 1.300 USD/ounce khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết cuộc họp với lãnh đạo Bắc Triều Tiên vẫn có thể tiếp tục.
Giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống mức 1.303,34 USD/ounce vào cuối giờ giao dịch tại Mỹ, nhưng vẫn tăng 0,9% trong tuần, mức tăng lớn nhất kể từ tháng Ba. Giá vàng giao ngay trước đó chạm mức cao nhất trong 10 ngày ở mức 1.307,80 USD/ounce.
Giá vàng kỳ hạn tại Mỹ giao tháng 6 chốt phiên giảm 70 cent, tương đương 0,1%, còn 1.303,70 USD/ounce.
Nhà phân tích Carsten Menke của Julius Baer cho biết việc không chắc chắn trong cuộc họp Mỹ-Bắc Triều Tiên chỉ tác động tạm thời đối với vàng, truyền thống được sử dụng như một nơi đầu tư an toàn trong thời gian bất ổn.
USD đã lên mức cao mới từ đầu năm tới nay khi Bắc Triều Tiên cho biết sẽ cùng Mỹ giải quyết các vấn đề. Ngày 24.05, giá vàng đã tăng trên 1.300 USD/ounce sau khi Trump cho biết cuộc họp với Bắc Triều Tiên sẽ không diễn ra.
Trong khi đó, giá bạc giảm 0,6% xuống còn 16,53 USD/ounce, song tăng 0,4% trong tuần. Trước đó, giá đã lên 16,70 USD, mức cao nhất 1-1/2 tuần.
Giá platinum giảm 1,4% xuống còn 896 USD/ounce, nhưng tăng 1,9% trong tuần, trong khi palladium giảm 0,3% xuống còn 977,15 USD, tăng 1,7% trong tuần.
Thép tăng giá do dự trữ của Trung Quốc giảm
Giá thép kỳ hạn tại Trung Quốc tăng lên trong ngày cuối tuần do lo ngại nhu cầu giảm trong bối cảnh tồn kho thép giảm tại nước sản xuất vật liệu hàng đầu thế giới.
Dự trữ thép xây dựng tại các thương nhân tuần này đã giảm 410.000 tấn xuống còn 5,66 triệu tấn vào ngày hôm qua, mức thấp nhất từ đầu tháng 2.
Dự trữ các sản phẩm thép, bao gồm thép cây, thép cuộn, thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội và thép tấm, giảm 6,4% còn 11,33 triệu tấn.
Giá thép xây dựng kỳ hạn tăng mạnh nhất trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, mức tăng 0,5% lên 3.565 NDT (558,14 USD)/tấn. Giá thép giao ngay đã giảm 0,3% xuống còn 4265,25 NDT/tấn vào ngày 25/05.
Tuần qua, Ủy ban châu Âu đã mở cuộc điều tra về thép tấm cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc, đã gây áp lực lớn hơn đối với xuất khẩu thép của nước này sau khi Mỹ tuyên bố đánh thuế nặng vào thép Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giá hợp đồng quặng sắt Đại Tây Dương giao tháng 9 đã giảm 0,7% xuống còn 454,5 NDT/tấn. Dự trữ quặng sắt tại các cảng Trung Quốc đã giảm 0,8% trong ba tuần qua, còn 158,98 triệu tấn vào thứ Sáu tuần trước, theo SteelHome.
Giá quặng sắt giao hàng vào cảng Thanh Đảo của Trung Quốc đã tăng 3,5% lên 66,38 USD.
Giá đường thô giảm do căng thẳng dịu bớt tại Brazil
Giá đường thô kỳ hạn giảm do chính phủ Brazil đã ký một thỏa thuận với các tài xế xe tải, những người đang phản đối giá dầu diesel cao, làm giảm bớt lo ngại về gián đoạn vận chuyển hàng xuất khẩu.
Giá đường kỳ hạn tháng 7 giảm 0,12 cent, tương đương 1%, còn 12,26 cent/lb.Mưa cũng được dự kiến sẽ làm giảm bớt khô hạn ở Brazil, đã giúp củng cố xu hướng giá. Các đại lý cho biết, hoạt động mua vào của quỹ dường như đang giảm dần và thị trường vẫn dễ ảnh hưởng bởi hoạt động bán của các nhà sản xuất.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 3,80 USD, tương đương 1,1%, xuống còn 347,60 USD/tấn.
Các thị trường hàng hóa mềm ở New York và London sẽ đóng cửa vào các ngày lễ vào thứ Hai tuần tới và mở cửa trở lại vào thứ Ba.
Cà phê arabica giảm trong khi robusta tăng
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 giảm 0,65 cent, tương đương 0,54%, xuống 1.1990 USD/lb, do căng thẳng giảm bớt tại Brazil. Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 3 USD, tương đương 0,2%, lên 1.758 USD/tấn.
Ngân hàng Rabobank tăng nhẹ mức dự báo về dư thừa cà phê toàn cầu niên vụ 2018/19 trong ngày 25.05, nhưng cảnh báo rằng rủi ro thời tiết ở những nước trồng cà phê hàng đầu Brazil và Việt Nam có thể làm cho thị trường biến động mạnh.
Giá lúa mỳ, ngô, đậu tương, dầu đậu tương tăng do thời tiết khô hạn
Giá lúa mỳ kỳ hạn tại Mỹ trong ngày 25/05 tăng hơn 3,5% do lo ngại thời tiết khô hạn ở các khu vực sản xuất chính trên thế giới giữ giá gần mức cao nhất trong 10 tháng. Giá lúa mì kỳ hạn tại sở giao dịch Chicago chốt phiên giao dịch tăng 1,4% đạt mức 5,37-1/2 USD/bushel. Giá lúa mì tăng gần 3,8% trong tuần qua và tăng 6,5% trong hai tuần qua.
Các nhà phân tích cho biết giá đã được hỗ trợ bởi lo ngại vụ mùa của Mỹ sẽ phải chịu thời tiết khô hạn tiếp tục và các nhà xuất khẩu lớn khác cũng gặp khó khăn.
Thời tiết khô hạn ở một số nước Canada, Úc và Nga - tất cả các nhà xuất khẩu lúa mì lớn - cũng sẽ khiến thị trường cân bằng hơn sau khi dự trữ cao kỷ lục trong mùa này.
Giá ngô tăng, hướng tới mức tăng hàng tuần thứ hai liên tiếp, trong khi đậu tương cũng vững. Giá hạt có dầu đạt mức cao kỷ lục hàng tuần kể từ tháng 2 tới nay.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá ngô kỳ hạn tăng 0,4% lên mức 4,06 USD/bushel. Giá ngô đã tăng 0,7% trong tuần này, tuần tăng thứ hai liên tiếp.
Giá đậu tương kỳ hạn tăng 0,6% lên mức 10,41-1/4 USD/bushel. Giá đầu tương đã tăng gần 4,3% trong tuần này, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 2/2018.
Hoạt động bán mạnh tại Mỹ, sản xuất cắt giảm hơn nữa ở Argentina đang hỗ trợ thị trường này.
Bộ nông nghiệp Argentina đã hạ mức dự báo vụ mùa đậu tương xuống còn 36,6 triệu tấn, giảm so với dự báo trước đó là 37,6 triệu tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt ngày 26/5
Trí Thức Trẻ
- Thị trường ngày 6/7: Giá vàng giảm mạnh, thép đi xuống, cao su có tuần giảm sâu nhất 15 tháng
- Thị trường ngày 20/11: Giá cao su thấp nhất 2 năm, thép thấp nhất 4 tháng
- Thị trường ngày 17/11: Giá dầu có 6 tuần giảm liên tiếp
- Thị trường ngày 01/11: Giá dầu có tháng giảm sâu nhất trong hơn 2 năm
- Thị trường ngày 30/10: Mối lo về Trung Quốc kéo giá cao su giảm xuống thấp nhất 25 tháng