Thị trường ngày 23/2: Giá dầu tăng gần 4%, vàng tăng mạnh, đồng vượt 9.000 USD/tấn lần đầu tiên kể từ năm 2011
Kết thúc phiên giao dịch đêm qua dầu tăng gần 4%, các mặt hàng khác đồng loạt tăng giá như vàng tăng 1,5%, đồng, quặng sắt tăng, cao su Nhật Bản lên gần cao nhất 4 tháng, đường, cà phê cũng tăng.
- 19-02-2021Thị trường ngày 19/2: Giá dầu quay đầu giảm, sắt thép tăng giá mạnh, vàng giảm ngày thứ 6 liên tiếp
- 18-02-2021Thị trường ngày 18/2: Giá dầu vượt 64 USD/thùng, đường cao nhất gần 4 năm, vàng thấp nhất hơn 2 tháng
- 17-02-2021Thị trường ngày 17/2: Giá dầu tiếp tục tăng, khí tự nhiên tăng hơn 10%, đồng cao nhất gần 9 năm, vàng giảm
Dầu tăng gần 4%
Giá dầu tăng gần 4% do sản xuất dầu thô của Mỹ trở lại chậm chạp bởi tình trạng băng giá bất thường và do một cuộc họp của các nhà sản xuất trên toàn cầu được dự kiến duy trì việc kiềm chế sản lượng.
Chốt phiên 22/2, dầu thô Brent tăng 2,33 USD hay 3,7% lên 65,24 USD/thùng, dầu thô WTI tăng 2,25 USD hay 3,8% lên 61,49 USD/thùng.
Các nhà phân tích ước tính, việc lạnh sâu tại Texas và Midwestern buộc phải đóng cửa sản xuất tới 4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày cùng với 21 tỷ feet khối khí tự nhiên.
Các nhà sản xuất dầu đá phiến tại khu vực này có thể mất ít nhất 2 tuần để khôi phục hoàn toàn sản xuất bình thường, do các đường ống đóng băng và gián đoạn nguồn cung cấp điện làm chậm sự phục hồi.
Vàng tăng 1,5% do lo ngại lạm phát
Vàng tăng hơn 1,5% lên mức cao nhất trong gần một tuần, do dự đoán lạm phát tăng gây lo ngại về định giá cổ phiếu và thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển sang kim loại trú ẩn an toàn này, trong khi USD yếu hơn cũng hỗ trợ.
Vàng giao ngay tăng 1,5% lên 1.808,16 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 16/2 trong phiên này. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 4 đóng cửa tăng 1,7% lên 1.080,4 USD/ounce.
Nhà phân tích của Commerzbank cho biết USD hiện đang ở mức thấp và điều đó đang hỗ trợ. Ngoài ra, lý do thực tế khiến giá vàng tăng trong dài hạn là khả năng lạm phát tăng.
Gói kích thích kinh tế của Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD được dự kiến sẽ thông qua vào cuối tuần này, làm tăng hy vọng về sự phục hồi kinh tế nhanh chóng nhưng lạm phát gia tăng.
Đồng lần đầu tiên vượt 9.000 USD/tấn kể từ năm 2011
Giá đồng vượt trên 9.000 USD/tấn lần đầu tiên kể từ năm 2011 cho thấy nguồn cung khan hiếm.
Các kim loại công nghiệp khác cũng tăng, nickel giao dịch trên 20.000 USD/tấn lần đầu tiên kể từ năm 2014.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn kim loại London LME tăng 1,9% lên 9.075,5 USD/tấn, sau khi chạm 9.269,5 USD trước đó trong phiên này.
Giá đồng tăng khoảng 7% kể từ khi Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất trở lại thị trường sau Tết Nguyên đán, khiến đồng tăng 16% trong năm nay sau khi tăng 26% trong năm 2020.
Các chỉ số kỹ thuật cho thấy đồng được mua quá nhiều và các nhà đầu tư thận trọng hơn vì họ lo ngại lợi tức trái phiếu của Mỹ tăng nhanh chóng có thể kéo giá cổ phiếu giảm.
Nhu cầu đồng dự kiến sẽ vượt cung trong những năm tới thúc đẩy giá tăng.
Đồng giao ngay tăng cao hơn đồng giao sau 3 tháng trên sàn LME là 49,5 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 3/2019, dấu hiệu tình trạng khan hiếm trong ngắn hạn.
Thị trường nickel toàn cầu đã dư thừa 14.600 tấn trong tháng 12/2020, theo số liệu của Tổ chức nghiên cứu nickel quốc tế. Nickel LME giảm 0,6% xuống 19.465 USD/tấn sau khi chạm 20.110 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 9/2014.
Than cốc giảm, quặng sắt tăng giá
Giá than cốc trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm, do một số nhà máy cố gắng giảm giá thành phần đầu vào này khi lợi nhuận sản xuất thép giảm ở Trung Quốc.
Hợp đồng than luyện cốc giao tháng 5 đã giảm gần 6% xuống 1.487 CNY (230,07 USD)/tấn và đóng cửa giảm 4,8%.
Trong khi đó quặng sắt Đại Liên tăng do hy vọng nhu cầu sau Tết Nguyên đán, đóng cửa tăng 1,7% lên 1.139 CNY/tấn.
Theo công ty tư vấn Mysteel, công suất hoạt động tại 247 lò cao khắp Trung Quốc tăng lên 92,19% tính tới ngày 19/2, từ 90,94% trước Tết.
Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng sắt 62% tạiTrung Quốc ở mức 173 USD/tấn trong ngày 19/2.
Thép thanh tăng 1,1% lên 4.582 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng tăng 2,7% lên 15.280 CNY/tấn.
Tồn trữ than cốc tại các nhà máy thép và nhà máy luyện cốc giảm 6,8% trong tuần trước so với mức trước khi nghỉ Tết, xuống 18,48 triệu tấn.
Sản lượng thép thô của Nhật Bản giảm 3,9% trong tháng 1 so với năm trước, giảm tháng thứ 11 liên tiếp do đại dịch tiếp tục làm giảm nhu cầu.
Cao su Nhật Bản cao nhất trong gần 4 tháng
Cao su Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong gần 4 tháng khi thị trường Thượng Hải tăng mạnh và hy vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhanh hơn hỗ trợ giá hàng hóa này.
Hợp đồng cao su giao tháng 8 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa ở mức 276,3 JPY (2,6 USD)/kg, tăng 2,7 JPY hay 1% so với giá mở cửa. Trong đầu phiên giao dịch giá đã tăng lên 276,9 JPY, cao nhất kể từ ngày 30/10/2020.
Hợp đồng cao su Thượng Hải giao tháng 5 tăng 415 CNY lên 15.840 CNY (2.449 USD)/tấn.
Các thị trường cao su cũng được hỗ trợ bởi hy vọng căng thẳng Mỹ - Trung Quốc dịu đi khi nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc cho biết hai nước sẽ làm việc về những vấn đề như biến đổi khí hậu và đại dịch, nếu họ nối lại mối quan hệ song phương đã bị tổn hại.
Đường tăng tiếp
Đường thô giao tháng 3 đóng cửa tăng 5,5% lên 18,78 US cent/lb, chạm mức cao nhất trong gần 4 năm và trước đó giá đã đạt 18,89 US cent. Đường thô tăng 7,5% trong tuần trước.
Môi trường kinh doanh đang cải thiện, số ca nhiễm Covid-19 của Mỹ đang giảm mạnh.
Giữ nguồn cung đường khan hiếm là xuất khẩu của Ấn Độ bị hạn chế bởi thiếu container trên toàn cầu và vụ mùa của Thái Lan yếu kém. Cũng có những lời đồn vụ thu hoạch của Brazil có thể bắt đầu hơi muộn.
Đường trắng kỳ hạn tháng 5 tăng 7 USD lên 488,4 USD/tấn.
Cà phê tăng
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 5,8 US cent hay 3,1% lên 1,3495 USD/lb, giá đã đạt đỉnh kể từ tháng 12/2020 tại 1,3625 USD/lb. Cà phê arabica đã tăng 5% trong tuần trước.
Các đại lý cho biết cà phê tăng bởi lo lắng vụ sắp tới của Brazil và bởi dự đoán thiếu hụt trên toàn cầu.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 47 USD hay 3,4% lên 1.416 USD/tấn, trong phiên giá đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2020.