Thị trường ngày 24/8: Giá dầu tăng vọt hơn 5%, vàng vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce
Ảnh minh họa.
Chốt phiên giao dịch ngày 23/8, giá dầu tăng vọt hơn 5%, vàng vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce, than cốc và than luyện cốc đạt mức cao kỷ lục, đồng, thép, cao su, cà phê... đồng loạt tăng.
- 20-08-2021Thị trường ngày 20/8: Nguyên liệu quan trọng đồng loạt giảm giá, dầu lao dốc phiên thứ 6, thép mất hơn 7%, đồng thấp nhất 4 tháng
- 19-08-2021Thị trường ngày 19/8: Giá dầu giảm giá phiên thứ 5 liên tiếp, quặng sắt chạm đáy 5 tháng, bông đạt đỉnh 7 năm
- 18-08-2021Thị trường ngày 18/8: Giá nhôm cao nhất 13 năm, giá dầu, vàng, sắt thép, cà phê giảm
Giá dầu tăng hơn 5%
Giá dầu tăng hơn 5%, do đồng USD suy yếu và thị trường chứng khoán toàn cầu tăng mạnh thúc đẩy giá dầu thô tăng sau 7 phiên giảm liên tiếp.
Chốt phiên giao dịch ngày 23/8, dầu thô Brent tăng 3,57 USD tương đương 5,5% lên 68,75 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 21/5/2021 (64,6 USD/thùng) trong phiên và dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn tháng 10/2021 tăng 3,5 USD tương đương 5,6% lên 65,64 USD/thùng.
Trong tuần trước, cả hai loại dầu đều có tuần giảm mạnh nhất hơn 9 tháng, với dầu Brent giảm 8% và dầu WTI giảm 9%.
Chỉ số đồng USD giảm 0,4% sau khi đạt mức cao nhất hơn 9 tháng trong phiên trước đó. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI tăng sau khi có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2021 trong tuần trước đó.
Giá khí tự nhiên cao nhất 1 tuần
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng hơn 2% lên mức cao nhất 1 tuần, do dự báo thời tiết nóng và nhu cầu điều hòa không khí đến đầu tháng 9/2021 tiếp tục tăng cao.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn New York tăng 9,4 US cent tương đương 2,4% lên 3,945 USD/mmBTU – cao nhất kể từ ngày 16/8/2021.
Giá vàng vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce, palađi hồi phục từ mức thấp nhất 5 tháng
Giá vàng vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce do đồng USD giảm thúc đẩy các nhà đầu tư mua vàng thỏi. Đồng thời các trường hợp nhiễm virus corona tăng làm gia tăng dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể trì hoãn việc giảm bớt hỗ trợ kinh tế.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 1,3% lên 1.803,29 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất (1.806,23 USD/ounce) kể từ ngày 5/8/2021 và vàng kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn New York tăng 1,3% lên 1.806,3 USD/ounce.
Đồng thời, giá palađi tăng 6% lên 2.408,69 USD/ounce, hồi phục từ mức thấp nhất 5 tháng.
Giá đồng tăng
Giá đồng tăng do các nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào và nền kinh tế toàn cầu ít cacbon đã thúc đẩy nhu cầu.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 2,7% lên 9.278 USD/tấn, sau khi tăng 1,6% trong phiên trước đó. Giá đồng đã tăng lên hơn gấp đôi kể từ tháng 3/2020 đến tháng 5/2021 và đạt mức cao kỷ lục 10.747,5 USD/tấn.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, lo ngại chính sách Mỹ thắt chặt và các trường hợp nhiễm virus corona tăng do biến thể Delta có khả năng lây truyền cao, đã ảnh hưởng đến kim loại cơ bản trong đó đồng chạm mức thấp nhất hơn 4 tháng trong tuần trước.
Giá than cốc, than luyện cốc đạt mức cao kỷ lục, quặng sắt giảm, thép tăng
Giá than cốc và than luyện cốc tại Trung Quốc tăng 8% lên mức cao kỷ lục, khi thị trường đồn đoán về việc ngừng nhập khẩu than đá của Mông Cổ vì Covid-19, làm dấy lên mối lo ngại nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép thắt chặt.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc và than cốc kỳ hạn tháng 1/2022 tăng lên 2.421 CNY (373,01 USD)/tấn và 3.053,5 CNY/tấn theo thứ tự lần lượt.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Đại Liên giảm 1,1% xuống 757 CNY/tấn – thấp nhất 7,5 tháng, do việc kiểm soát sản lượng thép Trung Quốc và các hạn chế Covid-19 gây áp lực thị trường.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Singapore giảm 1,5% xuống 136,6 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 1,6%, thép cuộn cán nóng tăng 1,4% và thép không gỉ tăng 0,7%.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, do các nhà đầu tư mua vào kiếm lời sau khi giá giảm mạnh, song mối lo ngại về nhu cầu tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – chậm lại đã hạn chế đà tăng.
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Osaka tăng 0,6 JPY tương đương 0,3% lên 216,1 JPY (2 USD)/kg, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 28/7/2021 (211,4 JPY/kg) trong đầu phiên giao dịch.
Trong tuần trước, giá cao su giảm 3,2% - tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần.
Số liệu kinh tế Trung Quốc cho thấy mức tăng trưởng chậm lại trong mấy tháng gần đây, do dịch Covid-19 mới bùng phát và lũ lụt làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 80 CNY tương đương 0,6% xuống 14.265 CNY (2.198 USD)/tấn.
Giá cà phê tăng
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn ICE tăng 0,35 US cent tương đương 0,2% lên 1,8185 USD/lb.
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn London tăng 30 USD tương đương 1,6% lên 1.912 USD/tấn.
Giá đường diễn biến trái chiều
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn ICE duy trì ổn định ở mức 19,58 US cent/lb, trong khi tuần trước giá đường thô kỳ hạn tháng 9/2021 tăng lên 20,37 US cent – cao nhất kể từ tháng 2/2017.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn London giảm 4,4 USD tương đương 0,9% xuống 479,1 USD/tấn.
Giá đậu tương và lúa mì tăng, ngô giảm
Giá đậu tương tại Mỹ tăng từ mức thấp nhất 2 tháng trong tuần trước, do thị trường dầu thô hồi phục và giá dầu đậu tương tăng hơn 3%.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 12/2021 giảm 1-1/2 US cent xuống 5,35-1/2 USD/bushel, sau khi chạm mức thấp nhất 6 tuần trong phiên. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2021 tăng 2 US cent lên 12,92-3/4 USD/bushel. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2021 tăng 5-1/2 US cent lên 7,19-3/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ tăng hơn 1%
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng, theo xu hướng giá dầu thực vật khác và dầu thô tăng, song đà tăng bị hạn chế bởi tồn trữ trong tháng 8/2021 ở mức cao.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Bursa Malaysia tăng 58 ringgit tương đương 1,36% lên 4.323 ringgit (1.023,44 USD)/tấn, sau khi giảm 2,4% trong đầu phiên giao dịch.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 24/8