Thị trường ngày 26/2: Dầu tiếp tục rớt giá, vàng quay đầu giảm xuống 1.644 USD/ounce
Chốt phiên giao dịch ngày 25/2, dầu tiếp đà giảm, vàng, đồng và quặng sắt giảm trở lại, trong khi khí tự nhiên, nickel, cao su, ngô, đậu tương và lúa mì đồng loạt tăng.
- 22-02-2020Thị trường ngày 22/2: Giá vàng tiếp tục leo dốc, lên gần 1.650 USD/ounce
- 21-02-2020Thị trường ngày 21/2: Giá vàng tiếp tục tăng mạnh
- 20-02-2020Thị trường ngày 20/2: Dầu tăng mạnh hơn 2%, vàng neo trên 1.600 USD
Dầu tiếp đà giảm
Giá dầu giảm 3% - phiên giảm thứ 3 liên tiếp do lo ngại về virus corona lây lan mạnh sau khi chính phủ Mỹ cảnh báo người Mỹ chuẩn bị cho căn bệnh này.
Chốt phiên giao dịch ngày 25/2, dầu thô Brent giảm 1,35 USD tương đương 2,4% xuống 54,95 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 1,53 USD tương đương 3% xuống 49,90 USD/thùng. Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu Brent giảm gần 10 USD/thùng mặc dù đóng cửa phần lớn sản lượng của Libya và Hiệp ước cung cấp giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga.
Giá dầu chịu áp lực giảm, do hoạt động bán tháo dầu tăng mạnh sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết, người Mỹ nên bắt đầu chuẩn bị cho virus corona mới lây lan sau báo cáo trong tuần này về các trường hợp nhiễm bệnh mới tại một số quốc gia.
Đồng thời, thị trường chứng khoán toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12/2019 và tỉ lệ nợ của Mỹ chạm mức thấp kỷ lục do lo ngại về tác động kinh tế của virus corona lây lan.
Khí tự nhiên tăng trở lại
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng, mặc dù dự báo nhu cầu trong hơn 2 tuần tới thấp hơn so với dự kiến trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn New York tăng 2 US cent tương đương 1,1% lên 1,847 USD/mmBTU và giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2020 tăng dưới 1 US cent lên 1,851 USD/mmBTU.
Tuy nhiên, tính đến nay giá khí tự nhiên giảm 36% kể từ mức cao nhất 8 tháng (2,905 USD/mmBTU) trong đầu tháng 11/2019.
Vàng rời khỏi mức cao nhất nhiều năm
Giá vàng giảm hơn 1% từ mức cao nhất 7 năm trong phiên trước đó do hoạt động bán ra chốt lời, ngay cả khi lo ngại về tác động kinh tế toàn cầu của virus corona
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 1% xuống 1.644,4 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York giảm 1,6% xuống 1.650 USD/ounce, trong phiên trước đó giá vàng tăng 2,8% lên 1.688,66 USD/ounce, cao nhất kể từ tháng 1/2013.
Trung Quốc đại lục có 508 trường hợp nhiễm bệnh mới, tăng so với 409 trong ngày 23/2/2020, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm bệnh lên 77.658. Sự lây lan nhanh chóng của virus corona ngoài Trung Quốc đã làm gia tăng lo ngại về tác động đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến một số người đặt cược Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất.
Đồng giảm, nickel rời khỏi mức thấp nhất 8 tháng
Giá đồng giảm do tác động của virus corona khiến nhu cầu giảm mạnh hơn so với sản lượng đồng suy yếu.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,1% xuống 5.685 USD/tấn.
Mối lo ngại về virus corona lây lan mạnh ngoài Trung Quốc kéo giá đồng trên sàn London giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần, trong khi giá kẽm giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2016 trong ngày 24/2/2020.
Nhà phân tích Kieran Clancy thuộc Capital Economics, London dự kiến thị trường đồng toàn cầu sẽ dư thừa thay vì dự kiến thiếu hụt trước đó.
Giá nickel trên sàn London tăng 0,2% lên 12.450 USD/tấn, hồi phục từ mức thấp nhất gần 8 tháng trong phiên trước đó. Giá nickel được hỗ trợ từ các vấn đề nguồn cung sau khi 1 quan chức của Indonesia – nước sản xuất nickel hàng đầu thế giới – cho biết, virus corona bùng phát có khả năng trì hoãn sự phát triển dự án nickel có trị giá khoảng 11 tỉ USD.
Quặng sắt giảm trở lại, thép diễn biến trái chiều
Giá quặng sắt tại Trung Quốc rời khỏi chuỗi tăng 10 phiên liên tiếp do lo ngại virus corona lây lan mạnh, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm 0,5% xuống 672,5 CNY (95,72 USD)/tấn, sau khi giảm mạnh 3% trong đầu phiên giao dịch. Tuy nhiên, tính đến ngày 24/2/2020, giá quặng sắt đã tăng 16,6% trong chuỗi tăng dài nhất - 10 phiên liên tiếp kể từ tháng 6/2016. Giá quặng sắt trên sàn Singapore giảm 1% xuống 88,17 USD/tấn.
Trong khi đó, trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,2%, giá thép cuộn cán nóng không thay đổi, giá thép không gỉ giảm 1%.
Cao su rời khỏi chuỗi thấp nhất 3 tuần
Giá cao su tại Tokyo tăng do các nhà đầu tư mua vào kiếm lời sau khi giảm xuống mức thấp nhất gần 3 tuần trong đầu phiên giao dịch. Đồng thời giá cao su tại Thượng Hải tăng bất chấp mối lo ngại về virus corona lây lan kéo dài.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn TOCOM tăng 3,7 JPY tương đương 2% lên 184,9 JPY (1,66 USD)/kg, trong đầu phiên giao dịch giảm xuống 173,8 JPY/kg, thấp nhất kể từ ngày 5/2/2020.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 95 CNY lên 11.545 CNY (1.643 USD)/tấn.
Đường tăng, cà phê diễn biến trái chiều
Giá đường tăng do lo ngại về nguồn cung suy giảm, song mức tăng bị hạn chế bởi lo ngại về virus corona lây lan mạnh.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE tăng 0,17 US cent tương đương 1,1% lên 15,43 US cent/lb. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London tăng 1,7 USD tương đương 0,4% lên 416,5 USD/tấn.
Fitch Solutions cắt giảm dự báo sản lượng đường Thái Lan niên vụ 2019/20 xuống 9,8 triệu tấn so với 13,5 triệu tấn dự kiến trước đó.
Trong khi đó, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE giảm 1,2 US cent tương đương 1,1% xuống 1,058 USD/lb sau khi tăng 5,1% trong ngày 21/2/2020. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn tăng 9 USD tương đương 0,7% lên 1.282 USD/tấn.
Đậu tương, ngô và lúa mì đều tăng
Giá ngô tại Mỹ duy trì vững và giá đậu tương tăng từ mức giảm mạnh phiên trước đó, do lo ngại về tác động của virus corona bùng phát.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 5-3/4 US cent lên 8,88-1/4 USD/bushel. Giá ngô giao cùng kỳ hạn tăng 1/4 US cent lên 3,76-1/2 USD/bushel. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 2-1/4 US cent lên 5,37 USD/bushel, sau khi chạm 5,28-1/2 USD/bushel trong đầu phiên giao dịch, thấp nhất kể từ ngày 12/12/2019.
Dầu cọ thấp nhất gần 4 tháng
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm giảm xuống mức thấp nhất gần 4 tháng, do xuất khẩu giảm bởi virus corona bùng phát và dự báo sản lượng ở mức cao.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 33 ringgit tương đương 1,3% xuống 2.510 ringgit (599,33 USD)/tấn, trong phiên có lúc chạm 2.500 ringgit/tấn, thấp nhất kể từ ngày 4/11/2019.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 26/2