Thị trường ngày 8/9: Giá dầu, vàng, nhôm giảm, cà phê robusta cao nhất 4 năm
Giá một số mặt hàng như dầu, vàng, ngũ cốc…giảm trong phiên vừa qua do đồng USD mạnh lên.
- 07-09-2021Không khuyến mại cũng chẳng giảm giá cả tháng nay, chuyện gì đang xảy ra với thị trường iPhone?
Giá dầu giảm
Giá dầu giảm trong phiên 7/9 do USD mạnh lên và lo ngại nhu cầu yếu ở Mỹ và Châu Á, song mức giảm được hạn chế bởi sản xuất ở bờ Vịnh Mỹ vẫn bị ngưng trệ sau cơn bão.
Kết thúc phiên này, dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 94 US cent, hay 1,4%, so với đóng cửa phiên liền trước, xuống 68,35 USD/thùng, trong phiên có lúc chỉ 67,64 USD. Trong phiên thứ Hai (6/9) không có giao dịch nào được thực hiện vì là ngày Lễ Lao động của Mỹ. Dầu Brent phiên 7/9 giảm 53 cent, tương đương 0,7%, xuống 71,69 USD/thùng, sau khi đã giảm 39 cent trong phiên liền trước.
John Saucer, phó chủ tịch phụ trách mảng thị trường dầu thô của tập đoàn Mobius Risk Group ở Houston, cho biết đồng USD mạnh lên và động thái Saudi Arabia cắt giảm giá bán chính thức (OSP) dầu cho khách hàng châu Á đang gây áp lực lên giá dầu thô thế giới.
Tại Vịnh Mexico, khoảng 79% sản lượng dầu vẫn ngừng hoạt động dù đã hơn một tuần sau khi bão Ida quét qua, tương đương 1,44 triệu thùng mỗi ngày.
Vàng giảm do USD mạnh lên
Giá vàng giảm 1,5% trong phiên vừa qua do USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu Mỹ cũng tăng.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 1,6% xuống 1.794,57 USD/ounce, là phiên giảm giá mạnh nhất kể từ 9/8; vàng giao tháng 12 giảm 1,9% xuống 1.798,5 USD/ounce.
Đồng USD tăng so với các đồng tiền đối tác chủ chốt khiến vàng trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Một yếu tố nữa góp phần làm giảm thêm sức hấp dẫn của vàng là lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 7.
"Ngoài ra, thị trường cũng đang bắt đầu lo lắng vì vàng một lần nữa nỗ lực nhưng không vượt qua được ngưỡng kháng cự quan trọng - khoảng 1.835 USD", nhà phân tích Ole Hansen của Saxo Bank cho biết.
Giá nhôm hạ nhiệt
Giá nhôm quay đầu giảm do USD mạnh lên, nhưng vẫn gần sát mức cao nhất 10 năm do lo ngại về nguồn cung do cuộc cuộc đảo chính ở Guinea có thể làm trầm trọng thêm tình trạng gián đoạn sản xuất ở những nơi khác.
Giá nhôm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London kết thúc phiên này giảm 0,5% xuống 2.760 USD/tấn. Trong phiên trước đó, giá đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2011 là 2,782 USD/tấn.
Mặc dù không có mỏ lớn nào bị gián đoạn sản xuất cho tới thời điểm này, song cuộc đảo chính ở Guinea vào cuối tuần qua đã làm dấy lên lo ngại về nguồn cung vì quốc gia Tây Phi này là nguồn cung cấp quặng bauxite nhôm lớn nhất cho Trung Quốc - nhà sản xuất nhôm hàng đầu thế giới.
Nhà phân tích Daniel Briesemann của Commerzbank cho biết: "Chúng tôi tin rằng giá đang quá cao và dự báo sẽ có sự điều chỉnh từ nay đến cuối năm.
Sắt thép tăng
Giá quặng sắt giao dịch trên sàn Đại Liên trong phiên vừa qua hồi phục sau đợt bán tháo kéo dài suốt 5 phiên đẩy giá xuống thấp nhất 7 tháng trước đó, mặc dù nước sản xuất thép lớn nhất thế giới – Trung Quốc – đang tăng cường mua nguyên liệu thép này.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đã tăng 1,1% lên 763 CNY/tấn vào cuối phiên, đầu phiên có lúc xuống 718,50 nhân dân tệ, mức thấp nhất kể từ 4/2.
Nhập khẩu quặng sắt đẩy lượng tồn trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc tăng lên 131,4 triệu tấn, tính đến ngày 3/9 dựa trên dữ liệu của công ty tư vấn SteelHome, cao nhất kể từ cuối tháng 4 sau 3 tuần liên tục tăng.
Giá thép phiên này cũng đồng loạt tăng, với thép cây trên sàn Thượng Hải tăng 0,9%, thép cuộn cán nóng tăng 0,2%, và thép không gỉ tăng 1,7%.
Giá cao su giảm
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm trong phiên vừa qua, mặc dù lượng giao dịch nhiều hơn dự kiến đến từ khách hàng Trung Quốc, do lo ngại nhu cầu sẽ tiếp tục yếu trong bối cảnh sản lượng ô tô sụt giảm do thiếu chip trên phạm vi toàn cầu.
Cao su kỳ hạn tháng 2 trên sàn giao dịch Osaka phiên này giảm 3,5 yên, tương đương 1,7%, xuống 207,5 yên (1,9 USD)/kg.
Trên sàn Thượng Hải, hợp đồng giao tháng 1 cũng giảm 90 nhân dân tệ xuống còn 13.720 nhân dân tệ (2.123 USD)/tấn.
Doanh số bán ô tô của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Honda Motor, Nissan Motor và Toyota Motor tại Trung Quốc sụt giảm trong tháng 8 đều giảm do tình trạng thiếu chip ảnh hưởng đến sản xuất xe tại thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
Đậu tương, ngô và lúa mì giảm
Giá đậu tương và lúa mì Mỹ đều giảm trong phiên vừa qua do USD mạnh lên và lo ngại việc thu hoạch sớm ở Mỹ sẽ ảnh hưởng đến giá các ngũ cốc này.
Giá ngô trên sàn Chicago kết thúc phiên giảm 13-1/4 cent xuống 5,10-3/4 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ ngày 9/7; đậu tương cũng giảm 15 US cent xuống 12,77 USD/bushel, trong khi lúa mì giảm 6-1/2 US cent xuống 7,19-3/4 USD/bushel.
Xuất khẩu ngô và đậu tương của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm vào tuần trước sau khi các cảng xuất khẩu ở miền Nam nước này bị ảnh hưởng bởi cơn bão Ida. Các cơ sở xuất khẩu vẫn đóng cửa do tình trạng hư hỏng và mất điện.
Cà phê robustra cao nhất 4 năm
Giá cà phê Robusta trên sàn London tiếp tục tăng lên mức cao nhất 4 năm do sự gián đoạn các chuyến hàng xuất khẩu từ Việt Nam.
Theo đó, robusta kỳ hạn tháng 11 tăng 20 USD, tương đương 1%, lên 2.102 USD/tấn, sau khi có thời điểm đạt mức cao nhất 4 năm là 2.123 USD.
Cà phê arabica giao tháng 12 phiên này cũng tăng 0,95%, tương đương 0,5%, lên 1,9395 USD/lb.
Giá đường giảm
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 phiên vừa qua giảm 0,14%, tương đương 0,7%, ở mức 19,48 cent/lb vào cuối phiên, sau khi chạm mức thấp nhất 2 tuần trước đó, là 19,44.
Các đại lý cho biết giao dịch đã bị giới hạn trong phạm vi hiện tại, trong bối cảnh nhà đầu tư tiếp tục xem xét mức độ thiệt hại vụ mùa ở Brazil.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 10 phiên này cũng giảm 4,10 USD, tương đương 0,8% xuống 482,60 USD/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 8/9: