MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà ở xã hội: Hấp dẫn nhưng không dễ chen chân

Được ưu đãi về nhiều mặt nhưng cuộc chơi nhà ở xã hội có thực sự dễ dàng cho các doanh nghiệp khi họ vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về phê duyệt, chất lượng sản phẩm, tiến độ bàn giao…?

Cung không đủ cầu

Tính đến thời điểm hiện tại, UBND TP. HCM đã chấp thuận chủ trương điều chỉnh cơ cấu căn hộ đối với 19 dự án, nâng tổng số căn sau điều chỉnh lên con số 11.359 căn, trong đó:

Trong năm 2015, trên địa bàn thành phố có thêm 7 dự án NOXH với quy mô hơn 6.145 căn cung ứng ra thị trường. Dự kiến, từ sau năm 2015 trở đi, thành phố tiếp tục xây dựng hoàn thiện 13 dự án NOXH còn lại trong giai đoạn 2011-2015. Hiện có 12 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thành phố đã nộp hồ sơ xin làm NOXH. Bên cạnh đó, Tp.HCM cũng đang xem xét cho chuyển 8 dự án nhà ở thương mại sang NOXH.

Trong năm nay, tại khu vực Tp.HCM đã có nhiều dự án NOXH được đẩy mạnh triển khai như:

Hiện cả nước có 62 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang NOXH với quy mô xây dựng khoảng 41.769 căn hộ. Tuy nhiên, nhiều đơn vị tư vấn và nghiên cứu thị trường BĐS phân tích, con số này còn rất xa mới đủ đáp ứng nhu cầu thực tế.

Dự báo đến cuối năm 2015, thị trường BĐS Tp.HCM sẽ đón nhận trên 60.000 căn nhà ở mọi phân khúc và gần 200.000 căn tính đến năm 2017. Trong khi đó, căn hộ thuộc diện nhà ở xã hội chỉ có chưa tới 7.000 căn vào cuối năm 2015 và tính đến năm 2017 là dưới 20.000 căn. Đây là con số quá nhỏ so với thực tế 1/3 cư dân thành phố đang gặp khó khăn về nhà ở.

Gia nhập cuộc chơi không dễ

Trong hội thảo thường kỳ của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), nhận định về chính sách xây dựng NOXH, nhiều DN cho rằng mặc dù được ưu đãi về tiền sử dụng đất, nguồn vốn vay giá rẻ nhưng DN vẫn không dễ dàng gia nhập cuộc chơi khi mà vấn đề phê duyệt dự án, giá thành, giá bán được thực hiện khá nghiêm ngặt; đồng thời phải đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý cũng như yêu cầu khắt khe về tiến độ bàn giao dưới sự giám sát của các cơ quan chủ quản vốn là thách thức không nhỏ.

Một trong những rào cản khiến DN khó tiếp cận vốn ngân hàng từ gói 30.000 tỷ đồng chính là vấn đề nợ xấu. Một vướng mắc khác là, yêu cầu người vay phải có vốn tối thiểu không vượt quá 20% tổng số tiền vay, chủ đầu tư dự án có đủ vốn tối thiểu không vượt quá 30% tổng số tiền vay. Trong khi đó, nhiều DN vẫn còn bị dư chấn nặng nề về thời kỳ đóng băng thị trường trong những năm vừa qua nên vấn đề nợ xấu hoặc huy động 30% vốn đầu tư cho dự án cũng là một vấn đề gây khó khăn cho DN.

Thời gian gần đây việc giải ngân gói 30 nghìn tỷ đã có những chuyển biến tích cực, theo thông tin từ Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng, tổng số tiền cam kết cho vay đối với khách hàng khoảng 14.161 tỷ đồng, đạt gần 50% tổng số tiền của gói hỗ trợ, trong đó có hơn 18.000 hộ gia đình, cá nhân với số tiền là gần 9.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm của HoREA, đến hết tháng 06/2015 các ngân hàng thương mại đã ký cam kết tín dụng 4.677 tỷ đồng, giải ngân được 2.009 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,69% gói tín dụng ưu đãi 30 nghìn tỷ; trong đó, có 1.498,4 tỷ đồng cho cá nhân vay, và 510,6 tỷ đồng cho 3 DN:

Hoàng Quân hiện đang là một trong những đơn vị dẫn đầu về giá trị vốn vay được giải ngân, tính đến ngày 01/08/2015 đã có hơn 600 khách hàng được giải ngân với tổng giá trị khoảng 232 tỷ đồng, bên cạnh 873 hồ sơ đã được ngân hàng thông báo chấp thuận giải ngân.

Nhìn từ những điều kiện khắt khe đối với các dự án NOXH, phân khúc này dường như đã trở thành sân chơi dành riêng cho những DN thực sự có chiến lược tập trung đầu tư dài hạn cho nhu cầu thiết thực của xã hội, nhu cầu thực về nhà ở của người dân.

Bảo Trần

PV

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên