MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường mặt bằng bán lẻ đứng trước nguy cơ tiếp tục giảm giá

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội đang có xu hướng giảm, đặc biệt là khu vực ngoài khu trung tâm, năm 2011 mặt bằng TTTM đã giảm 26% so với năm 2010.

Thị trường bán lẻ Hà Nội đang có sự thay đổi lớn, và đặc biệt về nguồn cung trong thời điểm cuối năm 2011, khi cùng một thời điểm có 3 TTTM lớn trên địa bàn cùng đi vào hoạt động.

Trong đó, 2 TTTM quy mô lớn nằm tại quận Long Biên là Savico Mall với 43.500m2 diện tích mặt bằng cho thuê thực và Vincom Centre Long Biên quy mô 45.000m2. Bên cạnh đó, khu vực Mỹ Đình cũng tiếp nhận Parkson Keangnam Department Store với quy mô 30.000m2.

Nguồn cung lớn ra thị trường đang tạo áp lực lên các chủ dự án, nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp để thu hút khách thuê như tăng chiết khấu, ưu đãi giá thuê, chính sách hỗ trợ tiền thuê cho khách trong giai đoạn đầu…

Theo báo cáo của CBRE vào quý 4/2011, dự kiến sang năm 2012 Hà Nội có thể đón nhận thêm khoảng gần 200.000m2 sàn bán lẻ mới ra thị trường. Đây sẽ là một con số khá lớn để cho thị trường có thể hấp thụ được, trong khi bối cảnh kinh tế trong năm 2012 được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa đi xuống.

Cũng theo số liệu từ công ty tư vấn này, giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội quý 4 có mức giảm sâu nhất trong nhiều quý vừa qua. Khu vực trung tâm Thành phố có mức giảm ít hơn và tỷ lệ trống vẫn đạt ở mức cao. Cụ thể, giá chào thuê trung bình tại khu vực trung tâm là 59,7 USD/m2 vẫn giữ ổn định so với năm 2010. Còn ngoài khu trung tâm ghi nhận mức giảm mạnh đạt 32,2 USD/m2 giảm 12,2% so với quý trước và giảm tới hơn 19% so với năm ngoái.


Cũng theo ghi nhận của Savills, công suất thuê trong quý 4 giảm 4% so với quý trước. Nguồn cung mới tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 45%.

Quận Long Biên và huyện Từ Liêm là hai quận có nguồn cung lớn nhất thị trường do tập trung ba dự án quy mô lớn. Tổng nguồn cung của quận Long Biên tăng mạnh 780% so với quý trước.

Trong vòng 3 năm tới, có khoảng 1,5 triệu m² bán lẻ từ 76 dự án dự kiến sẽ đi vào thị trường.

Theo Bà Lê Kim Hoa – Trưởng phòng Bán lẻ Savills cho rằng, một số TTTM tại Hà Nội đang trong tình trạng ế ẩm, và tỷ lệ trống cao là do ngay từ ban đầu chủ tòa nhà đã sai sót trong việc định vị thị trường và khách hàng, không đúng với thực tế.

Chẳng hạn như khu vực dân cư ở khu vực đó còn thấp nhưng chủ đầu tư lại định vị TTTM ở phân khúc cao cấp. Bên cạnh đó, có những chủ đầu tư đặt kỳ vọng rất cao trong định giá thuê.

Trong thời gian tới, nguồn cung TTTM sẽ rất lớn nên tính cạnh tranh về giá bán cũng sẽ rất khốc liệt. Do đó, chủ nhà cần có những giải pháp đống bộ như cơ cấu lại ngành hàng, có chính sách giá và ưu đãi rất lớn, có cái nhìn thực tế hơn về giá thuê để thu hút được đối tượng khách hàng chủ chốt, để thu hút khách đến TTTM của mình.

Như số liệu Savills đưa ra trong các báo cáo quý, trong vòng 3 năm tới có hơn 1,5 triệu m2 mặt bằng ra thị trường, trong khi thị trường bán lẻ VN còn khá nhỏ cùng với đó là không có sự xuất hiện ồ ạt của các nhãn hàng quốc tế vào VN, các nhãn hàng quốc tế vào VN chủ yếu vẫn thông qua các đại lý VN chiếm đến 90%. Cho nên điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cầu.

Phạm An

thuatvk

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên