MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VBF: Nên cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS để “kích cầu” du lịch

Thị trường nhà ở nghỉ dưỡng tại các điểm đến du lịch là rất lớn và sẽ tự động tạo ra lượng du khách quay trở lại thường xuyên cho Việt Nam.

Nhóm công tác Du lịch và Nhà hàng – Khách sạn của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – VBF 2013 cho rằng, nếu Việt Nam muốn phát huy hết được tiềm năng và đạt được mục tiêu của mình về số lượt khách đến và doanh thu, Việt Nam cần học hỏi từ thành công của các quốc gia khác.

Lấy Thái Lan làm ví dụ, chúng ta có thể thấy đất nước này đã thành công trong việc thu hút được trên 22 triệu lượt khách trong năm 2012; và bất chấp những vấn đề về chính trị và thảm họa tự nhiên, lượng khách tiếp tục quay trở lại Thái Lan vẫn ở mức rất cao. Thành công này dựa trên việc đưa ra nhiều lựa chọn về chất lượng và giá cả của các tiện nghi du lịch và đã góp phần đưa thủ đô Băng Cốc trở thành một trung tâm của khu vực.

Đặc biệt, việc cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản đã được chứng minh là đặc biệt hấp dẫn và thu hút đối với cả những khách du lịch trong khu vực và những khách du lịch đường dài.

Việc được sở hữu nhà ở rất thu hút đối với người nước ngoài ở một số khu vực du lịch như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang và Phú Quốc.

Theo nhóm công tác, việc này cũng sẽ giúp tạo nên sức sống mới cho thị trường nhà ở tại một số khu vực nêu trên. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam do thị trường nhà ở nghỉ dưỡng tại các điểm đến du lịch là rất lớn và sẽ tự động tạo ra lượng du khách quay trở lại thường xuyên cho Việt Nam.  

“Chúng tôi hiểu sự nhạy cảm của vấn đề này, nhưng tin rằng có thể tìm ra cách thức thực hiện mà vẫn duy trì được nguyên tắc cơ bản là đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Những lợi ích mang lại là xứng đáng để xem xét lại các luật về sở hữu bất động sản, mặt khác, việc sở hữu có thể chỉ cần dựa trên cơ sở cho thuê có thời hạn” – Nhóm công tác nói.

Ví dụ, Thái Lan đã ban đầu cho phép người nước ngoài được hưởng các lợi ích từ các hợp đồng cho thuê dài hạn các căn hộ trong một khu phức hợp mà người Thái sở hữu trên 51%.

Để tăng số ngày lưu trú của du khách, khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các gia đình, và giảm nguồn cung thị trường nhà ở hiện đã dư thừa quá mức, Việt Nam nên cân nhắc triển khai một chương trình cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở nghỉ dưỡng tại một số khu vực nhất định.

Nhóm công tác đề xuất, Việt Nam nên triển khai một chương trình cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại một số khu vực nhất định, ít nhất là đối với căn hộ, nhưng tốt nhất nên áp dụng chế độ thuê thời hạn 50 năm và được gia hạn đối với nhà biệt thự.

Khánh Linh

hanhle

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên