MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thiếu canxi có hại nhưng bổ sung không đúng cách thì còn hại gấp đôi: Sai người, sai thời điểm còn sinh thêm bệnh khác!

09-08-2021 - 11:52 AM | Sống

Thiếu canxi có hại nhưng bổ sung không đúng cách thì còn hại gấp đôi: Sai người, sai thời điểm còn sinh thêm bệnh khác!

Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng với sức khỏe xương, nếu được bổ sung “đúng người, đúng thời điểm” thì bổ ích vô cùng. Nhưng nếu mắc một trong số các sai lầm sau đây, tất cả những gì cơ thể nhận được chỉ là trăm hại mà không một lợi.

Thiếu Canxi nguy hiểm như thế nào?

Canxi là một khoáng chất quan trọng đối với mọi giai đoạn của đời người, do đó, việc bổ sung đầy đủ Canxi không chỉ dành cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ như mọi người thường nghĩ. Chúng đóng vai trò trong rất nhiều hoạt động của cơ thể, từ cấu tạo nên xương, răng, vừa có mặt trong quá trình đông máu, trao đổi chất, giúp duy trì hoạt động cơ bắp và đảm bảo việc truyền đạt thông tin giữa các tế bào.

Nếu chỉ bổ sung Canxi qua các bữa ăn nhưng với số lượng không đủ, cơ thể rất dễ hao hụt thông qua quá trình không ngừng hoạt động, đổ mồ hôi và bài tiết hàng ngày. Lâu dần, nồng độ Canxi trong máu không ổn định, cơ thể sẽ lấy đi bộ phận Canxi từ xương. 

Thiếu Canxi sẽ khiến cho cơ thể rơi vào nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương, biến dạng xương, viêm loét đường tiêu hóa, suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, co giật các cơ, bệnh tim… Đặc biệt là ở người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ trong thai kỳ, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh, ảnh hưởng của việc thiếu canxi sẽ càng trở nên rõ ràng hơn.

Thiếu canxi có hại nhưng bổ sung không đúng cách thì còn hại gấp đôi: Sai người, sai thời điểm còn sinh thêm bệnh khác! - Ảnh 1.

Hậu quả đến từ việc thiếu bổ sung Canxi. Ảnh: Aboluowang

Do vậy, dù là người trưởng thành hay trẻ nhỏ, việc bổ sung đều đặn loại khoáng chất này cũng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, cần chú ý bổ sung đúng cách, đúng thời điểm và đúng đối tượng để phát huy tác dụng tốt nhất.

Nên tránh phạm phải các sai lầm sau đây

01. Chỉ trông cậy vào canxi tự nhiên

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, thức ăn hằng ngày chỉ cung cấp 20% - 30% nhu cầu canxi cho cơ thể. Sữa là một thực phẩm dồi dào khoáng chất nhưng không phải là “thần dược” để có thể bổ sung toàn bộ số lượng mà cơ thể thiếu hụt. Bên cạnh đó, tỷ lệ hấp thụ của cơ thể cũng sẽ giảm dần theo độ tuổi.

Các nguyên nhân này dẫn tới kết quả nhiều người vẫn bị thiếu canxi và mắc chứng loãng xương dù có chế độ ăn uống đầy đủ. 

02. Tự ý bổ sung Canxi không đúng cách

Các cụ đã dạy rằng, cần thường xuyên tắm nắng để xương chắc khỏe hơn. Nguyên nhân đằng sau đó là vì vitamin D đóng vai trò hỗ trợ giúp cơ thể hấp thụ Canxi rất tốt. Cùng với đó, vitamin K2 cũng là người “đồng hành” không thể thiếu, giúp tăng sinh collagen trong xương và Canxi không bị lắng thành cặn trong máu mà vận chuyển tối đa vào xương. Như vậy, cơ thể sẽ tránh được nguy cơ sỏi thận, táo bón và tăng khả năng bảo vệ tim mạch, tăng hệ miễn dịch.

Thiếu canxi có hại nhưng bổ sung không đúng cách thì còn hại gấp đôi: Sai người, sai thời điểm còn sinh thêm bệnh khác! - Ảnh 2.

Bổ sung Canxi mà không kết hợp với Vitamin D và Vitamin K2 thì hành động sẽ trở nên lợi bất cập hại, không những không hấp thụ được khoáng chất mà còn tạo thành những mối nguy hại mới. Ảnh: Aboluowang

3. Uống Sắt kết hợp với Canxi cùng lúc

Đây là thói quen của không ít người đang mang thai để bổ sung thêm khoáng chất cho cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên, hai dưỡng chất quan trọng này sẽ đánh mất tác dụng nếu được sử dụng kết hợp với nhau. 

Bên cạnh đó, canxi cũng không nên dùng chung với tất cả các loại sữa và chế phẩm của sữa.

4. Uống Canxi vào buổi chiều, tối

Nên uống Canxi vào buổi sáng và trưa, sau bữa ăn khoảng 1 giờ để cơ thể có đủ thời gian chuyển hóa. Nếu sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung vào chiều, tối, nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, sỏi thận, sỏi hệ tiết niệu sẽ gia tăng.

5. Đợi khi cơ thể thiếu mới bổ sung Canxi

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mọi người cần chú trọng bổ sung các loại khoáng chất quan trọng cho cơ thể đều đặn mỗi ngày, vào mỗi giai đoạn phát triển chứ đừng đợi tới khi cơ thể có dấu hiệu “biểu tình”.

Cách bổ sung canxi thích hợp

Đối với mọi người nói chung, việc đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng, sử dụng nhiều thực phẩm giàu Canxi và các khoáng chất hỗ trợ hấp thụ Canxi, đồng thời tăng cường vận động ngoài trời là cách tốt nhất được khuyến nghị để duy trì sức khỏe của xương và trì hoãn sự xuất hiện của bệnh loãng xương.

Tuy nhiên, trong điều trị lâm sàng, một số nhóm bệnh đặc biệt như giảm nồng độ Canxi trong máu do dùng thuốc, hoặc mất Canxi do hóa trị, điều trị sinh học, các bệnh về hệ nội tiết… thì phải xem xét điều trị bổ sung.

Khi bổ sung bằng thuốc hay thực phẩm chức năng, mọi người nên được các bác sĩ, chuyên gia đánh giá về chế độ ăn uống và tình trạng cơ thể của từng cá nhân, qua đó tư vấn phương pháp bổ sung canxi hợp lý nhất và đúng cách nhất.

Một số thực phẩm giàu Canxi có thể kể đến như là: Các loại hạt, phô mai, sữa chua, cá mòi và cá hồi đóng hộp, các loại đậu, hạnh nhân, rau lá xanh, đậu hũ, cam, bông cải, cải xoăn...

Thiếu canxi có hại nhưng bổ sung không đúng cách thì còn hại gấp đôi: Sai người, sai thời điểm còn sinh thêm bệnh khác! - Ảnh 3.

Một số thực phẩm giàu khoáng chất tốt cho xương. Ảnh: Pinterest

Khi bổ sung canxi, nên lưu ý một số điểm sau:

1. Sử dụng đồ ăn quá mặn sẽ tăng thải Canxi

2. Không sử dụng đồng thời Canxi và Sắt hoặc sữa và các chế phẩm của sữa, nên tách ra các buổi khác nhau

3. Rượu và thuốc lá cũng khiến cơ thể khó hấp thu canxi nên hạn chế sử dụng

4. Sử dụng đúng liều lượng và chỉ định từ chuyên gia, bác sĩ để giảm nguy cơ lắng cặn, gây sỏi thận, sỏi bàng quang và rối loạn tiêu hóa, trong đó, ưu tiên bổ sung canxi hữu cơ sẽ dễ hấp thụ hơn và chuyển hóa hơn.

Phương Thuý

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên