Thiếu hụt loại khoáng chất này, coi chừng bạn có nguy cơ cao mắc bệnh mãn tính như tim mạch
Thiếu hụt selen có thể gây nên một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh viêm xương khớp, bệnh tim, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản và thậm chí ung thư.
- 26-04-2018Chuyên gia Viện Tim mạch Quốc gia: Vị trí đau nguy hiểm cần cấp cứu ngay, ai cũng nên biết
- 07-04-2018Đa phần người Việt đều bỏ qua những dấu hiệu suy tim rất nguy hiểm sau
- 05-04-2018Chuyên gia tim mạch: Nhiều trường hợp bị nguy hiểm vì uống An cung ngưu hoàn phòng đột quỵ
Selen đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch và đảm bảo quá trình hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, hợp chất chống oxy hóa này còn có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh mãn tính và duy trì hoạt động bình thường của nhiều cơ quan trong cơ thể. Do đó, không hấp thụ đủ selen sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Tuy nhiên, mọi người cũng không cần bổ sung quá nhiều selen. Alissa Rumsey chuyên gia dinh dưỡng kiêm người đứng đầu hiệp hội Alissa Rumsey Nutrition and Wellness ở thành phố New York khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên hấp thụ 55 mcg selen mỗi ngày. Con số này là 60-70 mcg đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Selen đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch và đảm bảo quá trình hoạt động của tuyến giáp.
Các triệu chứng thiếu hụt selen có thể tác động xấu tới nhiều bộ phận trên cơ thể. Chúng có khả năng ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, từ đó gây nên nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng thiếu hụt selen:
Gặp các vấn đề về cơ
Thiếu hụt selen có thể gây nên các triệu chứng về cơ, làm suy yếu khớp xương, thậm chí còn gây nên chứng viêm xương khớp. Những dấu hiệu của tình trạng này bao gồm: Đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và yếu cơ toàn thân.
Những người mắc các bệnh về cơ mãn tính thường phải kiểm tra nồng độ selen trong cơ thể. Một nghiên cứu đến từ Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ) đã chỉ ra, bổ sung selen sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh thấp khớp trong vòng 12 tuần.
Ảnh hưởng tới chức năng sinh sản
Janet Choi, bác sĩ chuyên khoa sản tại trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) cho biết, selen không chỉ có khả năng ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể mà còn tác động lớn tới cơ quan sinh dục. Cơ thể cần hợp chất này để sản sinh tinh trùng và làm giảm nguy cơ sẩy thai .
Do đó, một vài vấn đề trong quá trình sinh sản ở cả nam và nữ có thể bắt nguồn từ selen. Hợp chất này cũng có liên quan tới các biến chứng trong quá trình mang thai như sảy thai, sinh non, bệnh tiểu đường khi mang thai và chứng ứ mật trong thai kì.
Selen không chỉ có khả năng ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể mà còn tác động lớn tới cơ quan sinh dục.
Mệt mỏi, tăng cân và rụng tóc
Rocío Salas-Whalen, chuyên gia y khoa kiêm nhà nội tiết học tại Phòng khám Manhattan cho biết, selen tham gia vào quá trình tổng hợp và chuyển hóa hormone tuyến giáp. Do đó, khi không bổ sung đủ hợp chất này cho cơ thể, bạn có nguy mắc các bệnh về tuyến giáp như suy giáp và bướu cổ. Tình trạng này cũng thường xảy đến khi kết hợp với việc thiếu i-ốt.
Các triệu chứng bao gồm: Rụng tóc, mệt mỏi, nhạy cảm với không khí lạnh, chuột rút, giảm ham muốn và chu kì kinh nguyệt bất thường.
Phá hủy khớp và hạn chế sự phát triển của cơ thể
Thiếu hụt selen có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh Kashin-Beck. Bệnh rối loạn xương khớp này thường xuất hiện ở Trung Quốc, phía đông Siberia và Triều Tiên. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: Còi cọc, chậm phát triển ở trẻ em, làm phá hủy và biến dạng khớp, ngón tay ngắn, viêm khớp, cứng khớp vào buổi sáng, giảm sức mạnh cơ bắp và mệt mỏi.
Thiếu hụt selen có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh Kashin-Beck.
Ảnh hưởng tới tim mạch
Thiếu hụt selen có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh Keshan. Bệnh tim này bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng sau: Gặp vấn đề tuần hoàn máu, xuất hiện dấu hiệu bất thường trong nội tâm mạc, màng liên kết khoang tim và bề mặt van tim, hoại tử cơ tim, rối loạn nhịp tim và suy tim sung huyết.
Những người có nhiều nguy cơ mắc phải tình trạng thiếu hụt selen
Những người phải lọc thận liên tục trong một thời gian dài có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, nhiễm HIV hoặc mắc chứng kém hấp thụ cũng ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ selen trong cơ thể.
Người mắc chứng kém hấp thụ cũng ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ selen trong cơ thể.
Bổ sung nhiều selen có thể gây hại cho sức khỏe
Hấp thụ quá nhiều selen có thể đem lại các tác động xấu cho cơ thể như làm hơi thở có mùi, giảm khẩu vị, buồn nôn, tiêu chảy, viêm da và rụng tóc.
Tiêu thụ những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng là cách hiệu quả để đảm bảo để cơ thể không hấp thụ quá nhiều chất này. Mọi người cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi lựa chọn sử dụng thực phẩm bổ sung selen.
(Nguồn: Curejoy)
Helino