Thoải mái chi tiêu Tết nhờ nguồn thu nhập thụ động
Một số người trẻ dự định chi khá mạnh tay trong Tết năm nay. Song, cũng có nhiều người lo lắng không đủ tiền tiêu Tết vì thu nhập bấp bênh.
- 11-01-2023Dân công sở than trời vì tiêu một tháng thu nhập cho quà cáp dịp Tết
- 10-01-2023Thưởng Tết bao nhiêu không quan trọng bằng cách tiêu thế nào: Chuyên gia gợi ý 4 cách đầu tư ‘1 vốn 4 lời’ giúp bạn tận dụng tối đa từng đồng thưởng Tết
- 09-01-2023Gia đình 4 người dự tính tiêu Tết 45 triệu, tặng mẹ chồng 2 chỉ vàng
Năm nay, Tết Nguyên đán đến sớm hơn so với những năm trước, khá gần với Tết dương. Nhiều người trẻ vừa phải “chạy deadline" vừa lo lắng chuẩn bị sắm Tết. Mặt khác, nỗi lo của người trẻ không chỉ dừng lại trong câu chuyện thiếu thời gian chuẩn bị Tết mà còn trong khía cạnh tài chính.
2022 là 1 năm có nhiều biến động trong nền kinh tế, đặc biệt là tình trạng “bão giá". “Lương không tăng thậm chí còn giảm do doanh thu công ty giảm sút, trong khi đó giá các mặt hàng nhu yếu phẩm tăng chóng mặt. Mình thấy áp lực khi nghĩ đến Tết do thu nhập năm nay khá bấp bênh", Hoàng Nhi (24 tuổi, nhân viên văn phòng) chia sẻ. Người trẻ cũng là lực lượng bị ảnh hưởng nhiều nhất do mới ra trường, thu nhập chưa vững vàng.
Lo lắng thưởng Tết không đủ mua sắm, lì xì
Thu Thảo (22 tuổi) vừa mới ra trường, chính thức bước vào “hàng ngũ" đi lì xì. Tuy nhiên, do mới đi làm chính thức được nửa năm, thưởng Tết chỉ được nửa tháng lương, cô bạn rất lo lắng cho khoản chi ngày Tết.
“Năm nay, vật giá tăng cao, mình cũng vừa mới đi làm nỗ lực tự chủ tài chính. Tuy nhiên, với lương tháng 8 triệu, mình gần như không thể tiết kiệm trong bối cảnh bão giá hiện tại. Chưa kể chuẩn bị Tết cũng là một điều khó khăn". Cô bạn chia sẻ rằng do vừa mới đi làm, bố mẹ cũng không quá áp lực chuyện quà cáp hay lì xì. Tuy nhiên, cô bạn cũng muốn mua quà, hỗ trợ gia đình ngày Tết khi đã chính thức đi làm.
Hơn thế nữa, cô bạn cũng phải lì xì cho các cháu. “Đây là khoản bắt buộc, không thể cắt giảm được. Mình phải dùng cả thu nhập tháng 12, trích 1 phần mới đủ trang trải những khoản sắm Tết".
Ảnh minh hoạ - Pexels
Cũng giống Thu Thảo, Mạnh Tiến (25 tuổi, nhân viên văn phòng) khá chán nản và lo lắng khi chuẩn bị lên kế hoạch chi tiêu ngày Tết. Theo cậu bạn, một phần vì năm nay Tết đến khá sớm, đồng thời công ty kinh doanh không tốt nên quyết định chuyển lương tháng 13 ra sau Tết mới thanh toán.
Cậu bạn quyết định không mua đồ mới để đón Tết mà chỉ mặc lại quần áo đã có sẵn. Bên cạnh đó, thông thường cậu bạn sẽ gửi 15 triệu giúp bố mẹ trang trải ngày Tết. Tuy nhiên, năm nay Mạnh Tiến quyết định chỉ đưa 10 triệu do thu nhập trong năm đã bị giảm.
“Mình cũng muốn hỗ trợ gia đình nhiều hơn, song hiện tại nền tảng tài chính cá nhân vẫn chưa ổn định. Vì thế, mình quyết định cắt giảm các khoản chi, đặc biệt những khoản không cần thiết như trang trí nhà cửa, hay sắm đồ mới để đi dự tiệc công ty cuối năm".
Ảnh minh hoạ - Pexels
Song, vẫn có những người trẻ sắm Tết “xông xênh" nhờ có nhiều nguồn thu nhập
Khác với Thu Thảo hay Mạnh Tiến, Hoài Linh (24 tuổi, nhân viên văn phòng) lại quyết định sẽ chi tiêu Tết thoải mái hơn vì thu nhập trong năm đã tăng khá nhiều so với các năm trước. Lương từ công việc văn phòng không thay đổi, song năm 2022 Hoài Linh đã bắt đầu có nguồn thu nhập thụ động từ đầu tư.
“Mọi người thường bảo thị trường năm nay không tốt, tuy nhiên mình nhìn nhận rằng vẫn có những cơ hội cho tất cả mọi người. Có thể không lãi nhiều như những năm trước, song để có mức lãi cao hơn lãi suất tiết kiệm là hoàn toàn có thể". Do đa dạng thu nhập, Hoài Linh có nền tảng tài chính khá vững vàng dù phải trải qua khoảng thời gian bão giá chông chênh. Cô bạn cũng hỗ trợ bố mẹ sắm sửa khá thoải mái.
Bên cạnh đó, trong các giai đoạn thị trường, đặc biệt là giai đoạn thị trường có nhiều biến động, việc nhà đầu tư thực hiện mua cổ phiếu đều đặn trong một khoảng thời gian sẽ giúp tích lũy nâng cao hiệu quả đầu tư thông qua việc trung bình giá, đưa về giá tốt hơn giá thị trường. Cùng với đó, đầu tư định kỳ tự động cũng là phương án lý tưởng để các nhà đầu tư mới tránh sự ảnh hưởng của các hiệu ứng tâm lý, thiết lập thói quen đầu tư dài hạn và bền vững.
Thời điểm này Hoài Linh đang sử dụng KB Buddy, một ứng dụng đầu tư chứng khoán mới ra mắt của Chứng khoán KB Việt Nam để đầu tư. KB Buddy tích hợp tính năng Đặt lệnh mua cổ phiếu định kỳ chưa từng có trên thị trường. Tính năng này cho phép người dùng đặt lệnh đầu tư một cách hệ thống trong một khoảng thời gian được ấn định trước. KB Buddy sẽ tự động đẩy lệnh mua cổ phiếu theo giá trị nhà đầu tư định sẵn và tần suất mà nhà đầu tư lựa chọn như hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng.
Ảnh minh hoạ - Freepik
Đồng quan điểm với Hoài Linh, Ngọc Thảo (26 tuổi) cũng đã đa dạng nguồn thu nhập hơn 2 năm nay thông qua đầu tư và kinh doanh ngoài nghề chính là làm truyền thông. Cô bạn chia sẻ rằng từ thời điểm Covid-19 cho đến khoảng thời gian bão giá như năm 2022, Ngọc Thảo khá thoải mái trong chi tiêu đặc biệt dịp Tết.
“Nếu nguồn thu nhập này bị giảm, vẫn sẽ có dòng tiền từ công việc khác bù vào cho nên nhìn chung tài chính của mình khá ổn định. Năm nay, mình dự định sẽ mua cho bố mẹ 2 chỉ vàng coi như quà Tết. Đồng thời, tự thưởng bản thân chiếc laptop mới nhân dịp Tết Nguyên đán".
Trí thức trẻ