MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đua nhau bước ra khỏi vùng an toàn, thành công chưa thấy đâu, nhưng 99% đã gây ra THẢM HỌA: Có những thứ đã thành "chuẩn tắc"

04-07-2019 - 12:59 PM | Sống

Mọi chuyện trên thế giới đều vận hành dựa trên quy tắc. Nếu thoát ra khỏi quy tắc, thứ bạn phải đối mặt là tự do hay là nguy hiểm?

Người xưa có câu: "Có quy tắc mới thành khuôn khổ". Quy tắc là điều không thể thiếu của xã hội văn minh. Tinh thần và ý thức giữ vững quy tắc cũng là tiêu chí người văn minh cần có. Sự tôn trọng các quy tắc và trật tự trong xã hội có thể coi là một loại phẩm chất, lại càng là một loại trí tuệ khôn ngoan.

Nữ ca sỹ nhạc đồng quê người Mỹ, Taylor Swift từng nói rằng: "Mọi chuyện đều phải có phương pháp, thế giới luôn phải có chuẩn tắc nhất định."

Thật vậy, tàu hỏa hay xe lửa phải đi theo quỹ đạo vốn có của đường ray nếu không muốn xảy ra tai nạn lật tàu. Máy bay phải bay theo quy định của hàng không nếu không muốn xảy ra va chạm thảm khốc. Và con người cũng vậy, sống theo những quy tắc và luật lệ mới không xảy ra những tranh chấp không cần thiết. 

Lấy ví dụ như người tham gia giao thông trên đường mà không tuân thủ luật giao thông, gặp đèn đỏ ở ngã tư nhưng không dừng xe thì bao nhiêu tai nạn thảm khốc có thể xảy ra, thiệt hại cả người lẫn của? Rõ ràng, tôn trọng các quy tắc và trật tự chính là tôn trọng cuộc sống.

Cũng trong tình huống một vụ tai nạn xảy ra giữa hai chiếc ô tô chở khách va chạm vào nhau rất mạnh. Trong đó, hành khách trên chiếc xe thứ nhất thì bị thương rất nhẹ, có người chỉ xây xước ngoài da mà thôi, trong khi những người trên chiếc xe thứ hai phải đưa tới bệnh viện cấp cứu trong tình trạng trọng thương nặng nề, thậm chí có người còn rơi vào nguy kịch. Lý do gì tạo ra sự khác biệt đấy? Rất đơn giản, trên chiếc xe thứ nhất, các hành khách đều tuân thủ quy tắc an toàn khi thắt dây an toàn đầy đủ và đúng cách. Do đó, họ không chịu tác động quá mạnh từ vụ va chạm, tránh được những tổn thương nặng nề một cách may mắn.

Đua nhau bước ra khỏi vùng an toàn, thành công chưa thấy đâu, nhưng 99% đã gây ra THẢM HỌA: Có những thứ đã thành chuẩn tắc  - Ảnh 1.

Trong cuộc sống, rất nhiều người ghét hai tiếng "quy tắc" và không muốn tuân theo những gì đã được sắp đặt sẵn. Họ cho rằng con người thì sống nhưng các quy tắc là quy tắc chết, một sự sống thì không nên bị ràng buộc bởi những thứ đã chết. Họ mong mình sẽ trở nên linh hoạt hơn khi phá bỏ các quy tắc và sống theo ý muốn của chính mình.

Tuy nhiên, sự thật cũng giống như khi người tham gia giao thông không tuân thủ các quy tắc giao thông vậy. Khi va chạm và tai nạn xảy ra, chúng không chỉ thiệt hại đến tính mạng và của cải của những người trong cuộc mà còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh do đường phố ách tắc, giao thông trì trệ. Cũng như khi một quy tắc bị phá bỏ thì mọi thứ sẽ đánh mất sự trơn tru trong quá trình vận hành của chính mình.

Những quy tắc được đặt ra không nhằm hạn chế quyền tự do của mỗi người mà để tạo điều kiện giúp chúng ta thực hiện việc phân bổ các nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn. Chính vì thế, đừng coi các quy tắc như gông xiềng ràng buộc bất cứ ai. Và việc tôn trọng cũng như có ý thức tuân thủ các quy tắc được đặt ra đóng vai trò rất lớn để xã hội văn minh hiện đại được vận hành một cách trơn tru nhất có thể.

Đua nhau bước ra khỏi vùng an toàn, thành công chưa thấy đâu, nhưng 99% đã gây ra THẢM HỌA: Có những thứ đã thành chuẩn tắc  - Ảnh 2.

Nhiều người thường ôm tâm lý may mắn khi cho rằng, nếu họ phá vỡ quy tắc, họ có thể trở nên khác biệt, năng lực của họ sẽ bứt phá hơn và dễ dàng bước đi trên con đường thành công hơn người khác. Nhưng họ không biết rằng, chính sự thờ ơ với các quy tắc, chà đạp lên các trật tự sẽ đẩy họ vào vùng nguy hiểm. Đừng bao giờ dùng may mắn để thách thức với "luật chơi" tàn nhẫn của cuộc đời.

Vào đầu năm 2017, tại sở thú ở tỉnh chiết Giang thuộc Trung Quốc, một người đàn ông đã trốn mua vé để lén đi vào khu vực công viên bách thú nuôi nhốt động vật hoang dã. Không may thay, địa điểm anh ta leo tường vào lại chính là khu vực nuôi nhốt hổ dữ. Người đàn ông trốn vé ngay lập tức bị chúng lao vào cắn xé và cuối cùng ra đi trong khi lực lượng bảo vệ cũng như cứu hộ thậm chí còn chưa hay biết đến.

Có thể thấy rằng, trước rất nhiều bi kịch xảy ra cũng như rất nhiều thảm họa phát sinh đều tồn tại những tâm lý thờ ơ và hành vi không tuân thủ quy tắc của con người. Nguy hiểm không tự dưng mà tới, đó là hậu quả của thói quen sống không tuân thủ luật lệ. Việc thách thức với các quy tắc đã được đặt ra từ xưa đến nay không thể hiện sự dũng cảm, không thể hiện bản lĩnh khôn ngoan mà đó chỉ là khởi đầu cho một thảm họa đã, đang hoặc sắp xảy ra. 

Chỉ có ý thức tôn trọng mà không nhượng bộ, tuân thủ mà không yếu đuối lệ thuộc mới là cách tự bảo vệ cuộc sống của mình hợp lý nhất.

Phương Thúy

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên