Thói quen ai cũng nghĩ là vô hại nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ và tăng nguy cơ trầm cảm
Tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm thậm chí ở mức độ nhỏ cũng gia tăng nguy cơ trầm cảm. Ánh sáng ban đêm làm gián đoạn chu kỳ ngủ của con người. Mối lo lắng này ngày càng gia tăng khi nhiều người sử dụng máy tính bảng và điện thoại trên giường hoặc bật ti vi trong lúc họ đang ngủ.
- 24-01-2018Ngày càng nhiều người chết vì trầm cảm: Nguyên nhân của căn bệnh là những điều đơn giản ít ai ngờ tới
- 22-01-2018Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên: Các thông tin người lớn cần biết
- 21-12-2017Những áp lực cuộc sống tại Hàn Quốc khiến nhiều người trẻ rơi vào "hố sâu" trầm cảm
Nghiên cứu chỉ ra, phòng ngủ càng nhiều ánh sáng thì càng gia tăng nguy cơ bị trầm cảm hoặc mắc các căn bệnh khác.
Theo báo cáo mới đây cho biết, những nhà nghiên cứu đã theo dõi gần 900 người già ở Nhật Bản trong khoảng 2 năm và đánh giá các triệu chứng trầm cảm cũng như kiểm tra chu kỳ ngủ/thức ban đêm của những người này.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét về cân nặng, thói quen hút thuốc, uống rượu, mức độ thu nhập và sử dụng thuốc của họ. Triệu chứng về bệnh tăng huyết áp, tiểu đường và mức độ hoạt động thể chất cũng được chú trọng trong thí nghiệm này.
Sau hai năm quan sát và nghiên cứu, các nhà khoa học công bố rằng những người tiếp xúc với hơn 5 "lux" (đơn vị đo cường độ ánh sáng) mỗi đêm có tỷ lệ trầm cảm cao hơn. Ở tiêu chuẩn đo lường, 1 lux là cường độ ánh sáng được tạo ra bởi một ngọn nến đổ sáng cách chỗ bạn đang ngồi 1m.
Họ so sánh một căn phòng gia đình ban đêm có đèn chiếu sáng khoảng 50 lux, trong khi đứng ngoài trời giữa ánh sáng ban ngày là 10.000 đến 25.000 lux. Vậy 5 lux tương đương với độ sáng của ánh đèn đường phố chiếu qua cửa sổ vào trong một phòng ngủ tối.
Trong số 900 người thì có khoảng 150 người trong nghiên cứu có phòng ngủ ban đêm chứa hơn 5 lux ánh sáng. Vì vậy 65 % số người này sẽ tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm sau hai năm.
Thậm chí khi phân tích các căn bệnh huyết áp cao, tiểu đường hoặc chu kỳ thức ngủ, thì 63% vẫn có nguy cơ bị trầm cảm. Những người sử dụng ánh sáng vào ban đêm cũng thường có xu hướng đi ngủ sớm hơn, thức dậy muộn hơn những người ngủ trong phòng tối.
Nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng ánh sáng ban đêm gây rối loạn giấc ngủ, tiết giảm melatonin và làm thay đổi chu kỳ thức và ngủ. Kéo theo đó là bệnh trầm cảm vì nó thường đi kèm với những tình trạng này. Giảm sản xuất melatonin cũng có thể là yếu tố gây tỷ lệ ung thư cao ở người làm việc triền miên các ca đêm mà lại có chiếu sáng mạnh.
Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng, hãy đảm bảo không tiếp xúc với ánh sáng trong phòng ngủ vào ban đêm. Đây là một trong những biện pháp để cải thiện vệ sinh giấc ngủ và sức khoẻ tinh thần.
abc News