Thói quen rèn luyên khả năng tập trung trong công việc
Ở bất kì hoạt động nào thì tập trung là yêu cầu tất yếu nếu muốn đạt được những thành quả tốt. Trong công việc cũng vậy, rèn luyện cho mình khả năng tập trung cao độ sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công và có một tương lai xán lạn hơn.
Thói quen rèn luyên khả năng tập trung trong công việc
Ở bất kì hoạt động nào thì tập trung là yêu cầu tất yếu nếu muốn đạt được những thành quả tốt. Trong công việc cũng vậy, rèn luyện cho mình khả năng tập trung cao độ sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công và có một tương lai xán lạn hơn.
Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách tạo cho mình khả năng tập trung tối ưu nhất. Sau đây, CareerLink.vn sẽ chia sẻ một số yếu tố để có thể giúp bạn hình thành được thói quen rèn luyện khả năng tập trung trong công việc.
1. Xác định tiến trình công việc
Bước đầu bạn cần có danh sách cụ thể những việc mình nên làm theo một trật tự nhất định. Việc không lên kế hoạch cụ thể sẽ làm ta dễ đi lạc và có những hiệu ứng kém tập trung, lan man trong công việc. Điều bạn cần làm là tuân thủ một cách nghiêm túc công việc đã được đề ra. Cùng với đó là xác định những khó khăn, vướng mắc ban đầu có thể đối mặt để chủ động hơn trong công việc.
2. Chia nhỏ công việc
Ở mỗi hạng mục công việc, bạn nên chia nhỏ ra thành những công đoạn và lần lượt thực hiện chúng như tiến trình nêu trên. Tuỳ theo bản chất mà bạn cần phải có những phương pháp thích hợp, tránh vụn vặt, nhàm chán. Việc này sẽ giúp chúng ta có hứng thú hơn và cảm giác lượng công việc không bao giờ đạt mức quá tải, hiệu suất từ đó cũng tăng lên rất nhiều. Hãy nhớ đánh dấu vào mỗi công đoạn sau khi hoàn thành nhé.
3. Chậm rãi trong xử lý công việc
Nên nhớ việc sợ hãi “deadline” và tăng tốc độ làm việc sẽ làm cho bạn mất khả năng tập trung và ý niệm về sự chính xác. Từ tốn phân tích công việc, xác định tính chất và đảm bảo sự kiểm soát trong quá trình xử lí thông số, tài liệu. Đây là một yêu cầu khá quan trọng, vì nó quyết định đến hiệu quả cuối cùng của một chuỗi công việc mà bạn đã bỏ thời gian ra trước đó, vì vậy cần cẩn trọng trong mỗi quyết định.
4. Rời xa các tác nhân gây phân tâm
Facebook, internet hay smartphone là những tác nhân dễ làm ta xao lãng trong công việc và dẫn đến sự đứt gãy trong quá trình thực hiện tiến trình. Điều cần làm lúc này là nên chú tâm vào công việc, tắt điện thoại hoặc cách ly tầm mắt đối với các tác nhân nêu trên nếu bạn không muốn sa đà và mất quá nhiều thời gian vào nó trong khi công việc vẫn còn ngổn ngang.
5. Tăng tối đa khả năng chú ý cao độ tại thời điểm nhất định
Ở một vài trường hợp, đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ để xử lí những thông tin phức tạp thuộc về công việc. Ở đây là sự tập trung về thị lực, não bộ và cả cơ thể. Bạn không bao giờ tập trung được khi một trong những bộ phận nói trên lại có xu hướng rời xa ra khỏi điểm nóng cần xử lí. Điều cần làm ở đây là hướng mọi thứ góp chung như một nhát búa đập vào mục tiêu bằng phương pháp ghim ánh mắt, xu thế thắt chặt não bộ, và giữ toàn bộ cơ thể được thăng bằng, cân xứng.
6. Nghe nhạc baroque
Hãy thử phát loại nhạc này âm lượng ở mức vừa phải trong suốt quá trình làm việc, bạn sẽ thấy có sự khác biệt. Những giai điệu của thể loại nhạc baroque được khoa học chứng minh rằng kích thích xung thần kinh não bộ hoạt động tối ưu và hiệu quả tập trung cũng cải thiện rất nhiều.
7. Thiền định
Đây có lẽ là phương pháp hiệu quả nhất nhưng đồng thời cũng khó thực hiện nhất.
Bạn cần phải có nền tảng tinh thần đủ vững chắc để tập trung thiền định, điều này có vẻ hơi nghịch lý khi bạn muốn có sự tập trung từ việc thiền định. Nhưng học một vài khoá thiền định và vận dụng trong công việc sẽ khiến bạn bất ngờ về hiệu quả đem lại.