Ai được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ thời bình?
Công dân phục vụ trong lực lượng cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ công an sẽ được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
- 19-06-2015Thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự là 24 tháng
- 21-05-2015Quốc hội thảo luận Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi)
- 13-11-2014Đại biểu đề nghị kéo dài thời hạn nghĩa vụ quân sự lên 24 tháng
- 24-11-2013Cho đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự
Đây là thông tin đáng chú ý tại Luật Nghĩa vụ quân sự. vừa được công bố trong cuộc họp báo tại Văn phòng Chủ tịch nước, hôm 17/7 vừa qua.
Tại đây, Thiếu tướng Tô Viết Báo, Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Quốc phòng cho biết, theo luật này thì cơ bản các đối tượng được hoãn gọi nhập ngũ không thay đổi, ngoài sinh viên đại học chính quy, chỉ thêm nhóm sinh viên cao đẳng nghề được bổ sung.
Theo Cục trưởng Tô Viết Báo, sau khi thảo luận, bàn bạc rất kỹ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đã được nâng khung quy định từ 18-25 tuổi lên 18-27 tuổi.
Quy định này nhằm khắc phục vấn đề tỷ lệ công dân có trình độ đại học trở lên tham gia nghĩa vụ quân sự thấp, vì phần lớn số công dân được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ để học đại học, sau khi tốt nghiệp đã hết độ tuổi gọi nhập ngũ, ông giải thích.
Phân tích của vị Cục trưởng cho thấy, luật hiện hành quy định việc hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với tất cả các học sinh, sinh viên là quá rộng, chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, nên gây khó khăn trong quá trình gọi công dân nhập ngũ.
Một số trường hợp đã lợi dụng chính sách tạm hoãn nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây bất bình trong dư luận, ảnh hưởng đến chất lượng người nhập ngũ.
Đây cũng là những vấn đề rất được quan tâm tại nghị trường trong quá trình thảo luận trước khi thông qua Luật Nghĩa vụ quân sự.
Việc quyết định giới hạn đối tượng ở sinh viên đại học, cao đẳng chính quy, theo Cục trưởng Cục Quân lực, với trường hợp công dân đang học tập tại các nhà trường hoặc trúng tuyển vào các trường thuộc cơ sở giáo dục không thuộc đối tượng được hoãn gọi nhập ngũ thì cũng được bảo lưu kết quả, để sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về sẽ được tiếp nhận vào học.
Để đảm bảo bình đẳng về địa vị pháp lý đối với công dân đã, đang thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ…, luật cũng bổ sung quy định công dân phục vụ trong lực lượng cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ công an được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
Các trường hợp được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình cũng được quy định tại luật. Cụ thể:
- Công dân tham gia dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
- Hoàn thành nhiệm vụ tham gia công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
- Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo đề án do Thủ tướng quyết định;
- Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư đủ 24 tháng trở lên.
Luật nghĩa vụ quân sự quy định thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng.
Thời hạn này được xác định là để đảm bảo thời gian huấn luyện quân sự, kỹ thuật, chiến thuật, giáo dục chính trị, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chiến đấu, kỹ năng khai thác và sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị… đồng thời giảm chi phí ngân sách, thời gian huấn luyện.