Ai được tự ứng cử chức danh Chủ tịch nước?
"Nhằm tìm hiểu về bầu cử Quốc hội và quy trình bầu các vị trí lãnh đạo chủ chốt, người đọc hỏi: Quy trình bầu Chủ tịch nước Việt Nam như thế nào? Đại biểu Quốc hội có được ứng cử chức danh Chủ tịch nước không?"
- 03-03-2016Chủ tịch nước: Không dồn việc khó cho Quốc hội khóa mới
- 02-03-2016Vào Quốc hội mà chỉ ngồi nghe thì tác dụng gì?
- 01-03-2016Lịch trình bầu cử, cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa XIV
- 29-02-2016Bầu cử Quốc hội khóa XIV: Thẩm tra ứng cử viên phải công bằng
- 27-02-2016Bầu cử Quốc hội 2016: "Còn nhiều vấn đề nóng, Quốc hội chưa với tới..."
Trả lời:Trong Điều 31, Nội quy Kỳ họp Quốc hội (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/2015/QH13 ngày 24/11/2015). Chủ tịch nước là chức vụ được bầu sau khi Quốc hội khóa mới ra đời. Năm 2016, người dân cả nước sẽ bầu ra Quốc hội khóa 14. Từ đó Quốc hội khóa 14 sẽ bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ mới.
Trình tự bầu Chủ tịch nước như sau:
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
2. Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.
5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.
6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
7. Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
9. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
10. Chủ tịch nước tuyên thệ.
Theo Infonet