Cuộc "so găng" trước cuộc họp chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2016
Ngay trước cuộc họp quan trọng quyết định mức tăng lương của hàng triệu lao động, ý kiến giữa đại diện người lao động và đại diện doanh nghiệp vẫn có khoảng cách rất xa.
- 25-08-2015Vẫn tranh cãi tăng lương tối thiểu, ngày 3/9 có quyết định cuối cùng
- 25-08-2015Tăng lương tối thiểu 2016: Kiên quyết bảo vệ mức tăng 17%
- 25-08-2015Hôm nay (25/8), họp chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2016
- 24-08-2015Tăng lương tối thiểu 2016: Tiếp tục thảo luận mức tăng
- 24-08-2015Lương phải đủ mức sống tối thiểu
Sáng nay (25/8), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ có cuộc họp bàn về mức tăng tiền lương tối thiểu cho người lao động trong năm 2016 lần thứ hai sau cuộc họp không đạt được đồng thuận cách đây 3 tuần.
17% là mức tăng hợp lý theo đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Mức tăng này được tính toán dựa trên cơ sở: để đạt mục tiêu mức lương đáp ứng 100% nhu cầu sống vào năm 2017 thì mức tăng lương 2016 sẽ phải là 12%, cộng thêm 5% mức chi phí bù trượt giá. Thêm vào đó, mức tăng 17% cũng hoàn toàn phù hợp khi nền kinh tế đang cho thấy nhiều dấu hiệu khởi sắc hơn năm 2014.
Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc lại cho răng dù GDP có tăng cao, CPI được kiểm soát nhưng các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn còn không ít khó khăn. Theo khảo sát mới đây của VCCI, 70% các DN đang hoạt động không có lãi.
Bên cạnh đó, theo đại diện cộng đồng doanh nghiệp, với tốc độ tăng năng suất lao động hiện nay khoảng 3%, tốc độ trượt giá của đồng tiền khoảng 1 - 3%, nếu tính thêm cả mức tăng 5% doanh nghiệp có thể chịu được thì mức tăng lương tối thiểu vùng khoảng 10% là phù hợp. Nếu tăng quá mức này, hệ quả sẽ dẫn tới thất nghiệp gia tăng.
Khoảng cách chênh lệch về mức đề xuất tăng lương giữa hai bên vẫn ở mức cao, khoảng 7%. Trong khi các vị đại diện người lao động và đại diện doanh nghiệp đang sẵn sàng để bảo vệ lý lẽ trong cuộc họp sáng 25/8, hàng triệu người lao động vẫn đang phải chật vật với cuộc sống chi tiêu hàng ngày.