Đại biểu Quốc hội đã chất vấn Thủ tướng những gì?
Theo nghị trình, cuối buổi sáng 18/11, Thủ tướng mới trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội
- 13-02-2015Đại biểu chất vấn Thủ tướng về “lạm phát” cấp phó
- 20-11-2014Đại biểu Quốc hội đánh giá cao phần trả lời chất vấn của Thủ tướng
- 19-11-2013Kỳ này, đại biểu chất vấn Thủ tướng những gì?
- 06-11-2013Chất vấn Thủ tướng về tiến độ nhà máy điện hạt nhân
- 11-11-2012Một chất vấn dành cho Thủ tướng
Với trọng trách là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng đã và sẽ có giải pháp gì để Việt Nam không rơi vào bẫy thu nhập trung bình? Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) nêu chất vấn ngay đầu giờ chiều 16/11.
Thủ tướng và các thành viên Chính phủ đều chăm chú lắng nghe và ghi chép.
Một năm chưa có hồi âm
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng cho biết, tại kỳ họp thứ 8 ông đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tình trạng chức danh, hàm trong quy định của Nhà nước không có nhưng một số cơ quan lại triển khai thực hiện. Bộ trưởng đã hứa sẽ tổ chức các hội thảo khoa học để tìm giải pháp nhưng sau một năm không thấy hồi âm.
Do đó, đến ngày 2/10/2015 ông lại gửi văn bản chất vấn đến Bộ trưởng, và Bộ trưởng đã trả lời là đã xin ý kiến của Thủ tướng vì có hai luồng tư tưởng khác nhau.
“Tôi xin được hỏi quan điểm của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này như thế nào và việc này liệu còn kéo dài đến bao giờ?”, đại biểu Hùng nêu chất vấn.
Chất vấn thứ hai đại biểu Hùng dành cho Thủ tướng liên quan đến bẫy thu nhập trung bình.
Mặc dù kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều khởi sắc, tốc độ phát triển khá đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình, song sự phát triển ấy còn phụ thuộc nhiều vào vốn vay trong khi nợ công đã tiếp cận với giới hạn cho phép, trong khi đó lợi thế của thời kỳ dân số vàng chưa được phát huy và tận dụng tốt và đang dần qua đi, chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động xã hội còn thấp nên rất có khả năng Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình trong một vài thập niên tới, ông Hùng đặt vấn đề
Và theo ông thì như vậy, Việt Nam có thể sẽ bỏ lỡ một cơ hội chỉ có một không hai trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước mà lịch sử đã giao cho thế hệ hiện nay.
Ông Hùng muốn biết Thủ tướng đã và sẽ có giải pháp gì để Việt Nam không rơi vào bẫy thu nhập trung bình như các nhà phân tích hoạch định chiến lược đang đặt ra?
Trả lời chưa sát nội dung
Nhắc lại là tại kỳ họp thứ 9 đã chất vấn Thủ tướng về trách nhiệm của Chính phủ chuẩn bị giải pháp hạn chế rủi ro khi cộng đồng ASEAN ra đời thị trường ASEAN trở thành thị trường chung hàng hóa doanh nghiệp, lao động các nước ASEAN tự do vào Việt Nam từ ngày 31/12 năm nay, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng ) cho biết đã nhận được hồi âm.
“Tuy nhiên, tôi phải thành thực nói rằng văn bản trả lời chưa sát với nội dung chất vấn”, bà Thúy nói.
Theo đại biểu Thúy thì chỉ còn hơn một tháng nữa thôi thì Việt Nam sẽ gia nhập cộng đồng ASEAN, nhưng từ người lao động cho đến doanh nghiệp chưa có tâm thế sẵn sàng và cũng chưa thấy Chính phủ công bố giải pháp gì cho vấn đề này.
Bà Thúy đề nghị Thủ tướng cho biết vì sao cho đến nay Chính phủ vẫn chưa có hoặc chưa công bố giải pháp gì cho vấn đề này, ai là người chịu trách nhiệm về sự chậm trễ đó?
Và để tránh tình trạng sản xuất bị đình đốn, hàng hóa nội địa ế ẩm, lao động trong nước tăng thất nghiệp khi mà hàng hóa, doanh nghiệp lao động các nước ASEAN tự do vào Việt Nam, mỗi doanh nghiệp, mỗi người lao động cần làm gì?
Nội dung chất vấn thứ ba là Chính phủ có biện pháp gì để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động tránh rủi ro, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ Thủ tướng có cam kết gì trước người dân và doanh nghiệp?
Cũng chất vấn người đứng đấu Chính phủ, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) nhắc lại yêu cầu của Quốc hội với Chính phủ là kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với các sai phạm trong quản lý sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.
Tuy nhiên, báo cáo tổng hợp thẩm tra của Quốc hội tại kỳ họp này vẫn nêu 3 vấn đề "chưa" tại báo cáo của Chính phủ. Đó là chưa đầy đủ, chưa làm rõ trách nhiệm cá nhân và chưa kiểm điểm và xử lý theo quy định của pháp luật thật là quyết liệt đối với vi phạm.
“Kính đề nghị Thủ tướng và các phó thủ tướng cho biết nguyên nhân của 3 vấn đề chưa này, của tình hình này và giải pháp cho thời gian tới”, đại biểu Hùng chất vấn.
Đề nghị Thủ tướng cho biết về vấn đề địa vị pháp lý, tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, có gì khác khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là chất vấn của đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng).
Theo nghị trình, cuối buổi sáng 18/11, Thủ tướng mới trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.