[Infographic]: Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân
Theo quy định của Luật Căn cước công dân có hiệu lực từ ngày 1-1-2016, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân (thay cho chứng minh nhân dân) để bảo đảm tính ổn định các thông tin về nhân dạng của công dân.
- 28-12-2015Thiếu tướng công an lưu ý về thẻ căn cước công dân
- 22-12-201516 địa phương sẵn sàng mọi điều kiện để cấp thẻ căn cước công dân
- 21-12-201516 địa phương cấp thẻ Căn cước công dân từ 1/1/2016
- 12-12-2014Thẻ căn cước công dân có thể thay hộ chiếu
Thẻ căn cước công dân có giá trị chứng nhận về căn cước, số định danh cá nhân, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc, quê quán, nơi đăng ký thường trú, quốc tịch Việt Nam của người được cấp thẻ trong các giao dịch có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ Căn cước công dân chỉ phải đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Thẻ này có giá trị chứng minh về căn cước công dân, giúp người được cấp thẻ thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, từ ngày 01-01-2016, thẻ căn cước công dân sẽ thay thế chứng minh thư nhân dân (CMND). Tuy nhiên, CMND đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu sẽ được đổi sang thẻ căn cước công dân.
Ngoài ra, thẻ này còn được sử dụng thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế, cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.