MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà hát cho đám cưới thuê: Chuyện quá bình thường!

05-06-2014 - 09:29 AM | Xã hội

"Tổ chức đám cưới chỉ là phía trước mỗi rạp hát, đây là chuyện bình thường, trong lúc kinh tế khó khăn thì phải tranh thủ kiếm tiền thêm".

Đó là nhận định, quan điểm nhìn nhận của TS.NSND Phạm Thị Thành – Nguyên Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ , Nguyên Cục phó Cục NTBD trước đề án đầu tư xây mới và trùng đại tu lại 71 nhà hát trên cả nước, cùng hệ thống rạp chiếu phim, trung tâm triển lãm,với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 10 ngàn tỷ đồng của Bộ VHTT&DL.

Cơ sở vật chất giúp nâng cao văn hóa

Bày tỏ quan điểm của mình, bà Thành cho biết: "Tôi ủng hộ việc xây rạp và trùng tu 71 rạp hát cho từng đơn vị nghệ thuật để biểu diễn, không chỉ có riêng Hà Nội mà ở một số địa phương, tỉnh thành".

Bà nói cụ thể, bây giờ đi đến Phú Xuyên, Thạch Thất không có rạp hát nào, chỉ là nơi biểu diễn ngoài trời, mặc dù nơi này có số lượng dân cư khá đông. Nếu như,đã quảng cáo bán vé chương trình rồi, tối hôm đó lại mưa thì phải giải quyết ra sao, chính vì vậy,cho nên cần có rạp cho những nơi có trung tâm đông người, để nghệ thuật được biểu diễn ở sân khấu.

Và theo quan điểm của bà Thành thì người dân có quyền lợi về thưởng thức văn hóa nghệ thuật nhất là nghệ thuật sân khấu và điện ảnh. Lúc nào mà cũng nghĩ như thế là vừa rồi thì hoàn toàn không được. Quan niệm nhà hát là một đơn vị nghệ thuật có chức năng biểu diễn cho khán giả, phục vụ khán giả, biểu diễn các tiết mục thường xuyên cho khán giả, mỗi nhà hát nếu đúng là phải có 1 rạp riêng của mình.

TS.NSND Phạm Thị Thành - Nguyên Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ

TS.NSND Phạm Thị Thành - Nguyên Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ

Bên cạnh đó, nếu sửa chữa như rạp Công Nhân, rạp Đại Nam thật ra nó vẫn rất tốt, ví dụ rạp Đại Nam chèo HN biểu diễn được nhiều, bởi nó làm cho cả thiếu nhi, tích cực chạy hợp đồng với các nơi khác. Đồng thời, luôn phấn đấu để có khách biểu diễn, đầu tư này rất cần với nền văn hóa của một nước tiên tiến.

Bà Thành chia sẻ những chứng kiến thực tế của bản thân: "Tôi đi 1 số nước, như Mỹ có xem 36 nhà hát khác nhau, kể cả Prockway hầu như mỗi nhà hát đềucó rạp riêng, ngoài ra còn có những rạp hát rất lớn, để cho các nước khác, tỉnh khác đến cho thuê biểu diễn.

Đến Anh, nhà hát Shakespeare, bây giờ cũng đã làm thành 1 nhà hát đẹp, diễn thường xuyên. Để thấy văn hóa là cần thiết cho đời sống về tinh thần của nhân dân".

Chính vì vậy, bà Thành cho rằng, việcthực hiện đề án này làrất cần, ngay tại VN ta vừa rồi có những đơn vị như Edicap, có dàn diễn viên, các tiết mục liên tục mới, có biểu diễn, hành nghề theo phong cách riêng, nghệ sĩ nổi tiếng nhưng không có rạp hát riêng.

Như hiện nay,trung tâm nghệ thuật biểu diễn Mặt trời vẫn phải đi thuê đất diễn, Trung tâm nghệ thuật Hồng Vân, hầu như tôi đến xem lần nào cũng kín khách, kê thêm ghế phụ.

Trước câu chuyện các nhà hát đang bị bỏ phí, thậm chí dùng một số chức năng ngoài nhà hát, như ở Thái Nguyên hiện nay 4 nhà hát bỏ trống, bà Thành cho hay: "Thái Nguyên bỏ trống có thể là do khi làm ra họ không tính số lượng nhà hát dành cho các đơn vị nghệ thuật biểu diễn, theo tôi đã xây dựng lên là phải tính chỗ nào đông dân cư, chỗ nào đòi hỏi văn hóa, giúp cư dân nâng cao trình độ văn hóa của mình".

Còn việc, một số nhà hát cho thuê tổ chức đám cưới, sự kiện, hội nghị, chỉ là cho thuê phía trước sảnh,đây cũng được coi là công việc tranh thủ kiếm tiền thêm vì hiện nay tình hình kinh tế đang ngày càng khó khăn.

Xây dựng để có một nền văn hóa tiên tiến

Trước hàng loạt những ý kiến chuyên gia văn hóa cho rằng không nên thực hiện đề án này vì quá lãng phí. Bà Thành lên tiếng: "Tôi bác ý kiến của những người phản đối, vì tương lai của một đất nước có nền văn hóa tiên tiến, sau này kinh tế, văn hóa, XH tiến lên là thì nhu cầu cần phải có các nhà hát".

Còn câu chuyện sao không dùng số tiền đó để đầu tư cho giáo dục, y tế, theo bà Thành thì thật ra theo bà nhà nước đã phân bổ các nguồn sách đầu tư khác nhau như giáo dục, y tế...nên chuyện xây lớp học, xây những cây cầu, là chuyện cần làm.

Mặt khác, bà phân tích: "Thật ra nếu muốn phát triển văn hóa cần có nhiều đơn vị nghệ thuật biểu diễn cho nhân dân, tuyên truyền để nhân dân muốn thưởng thức, được xem biểu diễn nghệ thuật".

Cứ nhìn vào thực tế, bà thấy rõ, giờ một gia đình đi làm cả ngày về có mấy ai có thời gian đi xem ở nhà hát. Ngay nhà hát Âu Cơ trên đường Huỳnh Thúc Kháng, không thể diễn được nhiều, vì có mấy ai mua vé vào đó xem, bảo tàng HN cũng có mấy người vào.

Chính vì vậy, bà Thành đưa ra một số giải pháp: Một là, Bộ văn hóa cần phải tuyên truyền, giải thích, tìm cách để nhân dân có nhu cầu tìm hiểu văn hóa. Chính văn hóa là tinh thần làm tâm hồn con người chạm đến truyền thống dân tộc. Hai là, xây dựng cơ sở vật chất, phải kèm theo khai phá, tuyên truyền làm sao để người dân bỏ tiền thưởng thức.

Ba là, Bộ văn hóa không nên nâng cao giá vé, để kích cầu. Thêm nữa, phải làm thế nào thay đổi cho nó thích hợp với đời sống xã hội hiện nay thì người dân mới thích vào, nhưng hiện tại với chất lượng mình đang có thì hơi khó.

Bà Thành đúc kết: "Nghệ thuật mà đắt thì không phát triển, nghệ thuật không thích hợp với đời sống của xã hội thì cũng không phát triển được. Vì vậy cần có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố. Như vậy để không mang tính chất xây dựng lãng phí hay cũng không phải là xây dựng một cách không có tổ chức".

>> Chi 10.000 tỷ xây nhà hát: Đầu tư cho..... đám cưới thuê!?

Theo Thanh Huyền

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên