Quốc hội bầu 16 chức danh, phê chuẩn 21 chức danh
Từ ngày 30-3, Quốc hội bắt đầu tập trung làm nhân sự với việc bỏ phiếu miễn nhiệm đương kim chủ tịch Quốc hội và bầu chủ tịch Quốc hội mới.
- 31-03-2016Hôm nay, bầu Chủ tịch Quốc hội và miễn nhiệm Chủ tịch nước
- 30-03-2016Ông Nguyễn Sinh Hùng chính thức rời ghế Chủ tịch Quốc hội
- 30-03-2016Dấu ấn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng qua con mắt ĐBQH
- 30-03-2016226 người ngoài Đảng ứng cử đại biểu Quốc hội khoá 14
Luật tổ chức Quốc hội quy định: Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo đề nghị của cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó.
Tại hội nghị toàn quốc ngành tổ chức xây dựng Đảng cuối tuần trước, Trưởng Ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính cho biết Quốc hội kỳ này sẽ kiện toàn bộ máy (miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn) với 37 chức danh nhà nước.
Cụ thể 37 chức danh đó ra sao?
Theo nguồn tin của chúng tôi, Quốc hội bầu 16 chức danh, phê chuẩn 21 chức danh. Đây đều là nhân sự mới nhằm thay thế những vị trí đã nhận trọng trách khác hoặc không tái cử ủy viên trung ương; một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ không nằm trong danh sách miễn nhiệm sẽ vẫn tại vị cho đến hết nhiệm kỳ.
Các chức danh được bầu lần lượt là: chủ tịch Quốc hội, chủ tịch nước, 2 phó chủ tịch Quốc hội và 7 thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng Kiểm toán Nhà nước, thủ tướng Chính phủ, phó chủ tịch nước, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Sau khi được bầu, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, thủ tướng Chính phủ và chánh án Tòa án nhân dân tối cao “phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp” - Luật tổ chức Quốc hội nêu rõ.
Đối với các chức danh thuộc bộ máy hành pháp, dự kiến tân thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm 3 phó thủ tướng, 18 bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Cơ cấu Chính phủ khóa này có 27 thành viên gồm thủ tướng, 5 phó thủ tướng (trong đó có 1 phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại giao), 19 bộ trưởng và 2 thành viên khác (thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tổng Thanh tra Chính phủ).
Tất cả quy trình miễn nhiệm, bầu và phê chuẩn đều bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Tuổi Trẻ