Quốc hội sẽ xem xét bãi nhiệm đại biểu Châu Thị Thu Nga
Đây là thông tin được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đồng thời là người phát ngôn của Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại cuộc họp báo công bố chương trình kỳ họp 9, Quốc hội khóa 13, sáng 19/5.
- 16-05-2015Bà Châu Thị Thu Nga và con đường phạm tội lừa đảo trăm tỷ
- 16-05-2015Đề nghị bãi nhiệm tư cách ĐBQH bà Châu Thị Thu Nga
- 28-01-2015Bí thư Hà Nội: Bà Châu Thị Thu Nga lạm dụng quyền ĐBQH
- 12-01-2015Từ vụ bà Châu Thị Thu Nga: Làm sao không bị lừa khi mua nhà trên “giấy”?
- 09-01-2015Những nghi vấn lừa đảo của Bà Châu Thị Thu Nga
Rất đáng tiếc là Quốc hội đang muốn tăng đại biểu nữ nhưng nhiệm kỳ này có hai đại biểu nữ có vi phạm (trước đó Quốc hội đã bãi nhiệm đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến) đến mức phải đề nghị Quốc hội bãi nhiệm, ông Phúc nói.
Trước đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thống nhất tạm đình chỉ hoạt động đại biểu Quốc hội của bà Nga (trước khi bà Nga bị khởi tố, bắt giam - PV).
Theo ông Phúc, bà Nga đã có hành vi vi phạm pháp luật, đã không còn được cử tri tín nhiệm nên vừa rồi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có văn bản đề nghị chính thức trình Quốc hội xem xét bãi miễn tư cách đại biểu Châu thị Thu Nga và tại kỳ họp này Quốc hội sẽ xem xét theo đúng quy trình.
Liên quan đến điểu 60 Luật Bảo hiểm xã hội, ông Phúc cho biết đến nay Chính phủ chưa có tờ trình sửa điều này. Và quan điểm của riêng ông là riêng quy định mới cần quá trình đi vào thực tế, thời gian tới cần tuyên truyền để người công nhân thấy tính ưu việt của điều luật này.
Khai mạc sáng 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 26/6, tại kỳ họp này Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật.
Quốc hội sẽ xem xét thông qua 11 dự luật, trong đó có các luật: Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Tổ chức chính quyền địa phương, Ngân sách Nhà nước (sửa đổi)….
Nhiều dự án bộ luật, luật bắt đầu được xem xét sửa đổi gồm Bộ luật Dân sự, Hình sự, Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự, Tố tụng hành chính….
Ngoài ra, Luật Trưng cầu ý dân cũng được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam bởi từ Hiến pháp 1946 đến nay vấn đề trưng cầu dân ý mới được cụ thể hóa thành luật của Quốc hội, theo thông tin từ cuộc họp báo.
Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật sẽ là vấn đề được Quốc hội giám sát tối cao tại kỳ họp thứ 9.
Bàn thảo để ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng là một trong những nội dung của chương trình nghị sự của kỳ họp 9.
Tại kỳ họp này Chính phủ sẽ báo cáo giải trình bổ sung về dự án này để Quốc hội xem xét, quyết định sao cho khả thi, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực cho đầu tư, phát triển, thông tin từ cuộc họp báo cho biết.
Trung ương đã đã thận trọng lắng nghe ý kiến của Quốc hội và rất muốn Quốc hội tiếp tục đóng góp ý kiến về nhiều yếu tố trước khi quyết định chủ trương dự án này, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Theo Nguyễn Lê