Việc làm - Bài toán nan giải trước thềm Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Chỉ còn vài tháng nữa, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức ra mắt, bao gồm 10 quốc gia với dân số hơn 620 triệu người. Trong đó, lực lượng lao động chiếm tỷ lệ gần 50%, tức khoảng 300 triệu người
- 01-03-2015Thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN là một cột mốc quan trọng
- 23-02-2015Khó khăn hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015
- 20-02-2015Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN mang lợi ích cho du lịch Việt
- 09-02-2015Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức cho thị trường bán lẻ
- 16-12-2014"Chưa thể có cộng đồng kinh tế thuần tuý ASEAN vào năm 2015"
- 03-12-2014ICAEW: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) giúp Việt Nam phát triển mạnh hơn
Hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ giúp thị trường lao động trở nên sôi động hơn, giúp thúc đẩy và tạo việc làm cho từng quốc gia thành viên.
Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, số lượng việc làm tại Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 14,5% vào năm 2025. Số lượng việc làm của từng quốc gia có thể tăng lên nhưng chưa chắc người lao động tại chính quốc gia đó đã được hưởng nếu như họ không đáp ứng được yêu cầu của giới chủ sử dụng lao động.
Cạnh tranh về việc làm được dự báo sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Việt Nam đã, đang và sẽ phải làm gì để được hưởng số lượng việc làm tăng thêm từ việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN?
Để bàn luận sâu hơn về vấn đề này, chương trình Đối thoại chính sách đã mời tới trường quay Tiến sĩ Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ông Phùng Quang Huy - Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).