MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vietjet: tuân thủ quy định hàng không để đảm bảo an toàn bay

06-04-2015 - 22:14 PM | Xã hội

Sau vụ việc từ chối vận chuyển người khuyết tật Vietjet đã gửi lời xin lỗi đến khách hàng đồng thời khuyến cáo hành khách cần sự trợ giúp nên liên hệ trước chuyến bay theo qui định để được phục vụ tốt nhất, tránh bị ảnh hưởng chuyến bay.

Đăng ký dịch vụ trước 48 giờ là cần thiết

Ngày 2/4/2015 chị Nguyễn Thị Vân (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) bị liệt hai chân bị từ chối phục vụ khi làm thủ tục để bay chuyến VJ516 từ Đà Nẵng về Hà Nội mặc dù trước đó ngày 1/4/2015 chị Vân đã bay chuyến từ Hà Nội vào Đà Nẵng cũng của Vietjet.

Ngay trong tối ngày 02/4, khi vừa xảy ra sự việc với chị Vân, hãng đã quyết định kỷ luật nhân viên vì hành xử thiếu linh hoạt và không giải thích rõ ràng cho khách. Đồng thời, hãng cũng lập tức đăng lời xin lỗi hành khách công khai trên báo chí.

VietJet muốn gửi lời xin lỗi tới chị Vân, mong được sự cảm thông và hy vọng chị vẫn tiếp tục ủng hộ dịch vụ của VietJet. Hãng cũng khuyến cáo hành khách cần sự trợ giúp như chị Vân cần liên hệ trước chuyến bay theo qui định để được phục vụ tốt nhất, tránh bị ảnh hưởng chuyến bay.

Trả lời về vụ việc này Vietjet Air cho hay, theo thông lệ chung của các hãng hàng không, hành khách hạn chế khả năng di chuyển đi máy bay cần phải đặt dịch vụ hỗ trợ trước một khoảng thời gian nhất định để các hãng hàng không liên hệ với các dịch vụ sân bay và chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và trang thiết bị để hỗ trợ phục vụ.

Đại diện hãng Vietjet cho biết đã linh động cho chị Vân ở sân bay Nội Bài vì căn cứ vào điều kiện tại sân bay có cầu ống lồng cặp sát. Khi hỗ trợ chị Vân lên máy bay nhân viên đã lưu ý chị Vân đặt trước dịch vụ hỗ trợ đối với các chuyến bay sau theo như Điều lệ vận chuyển của hãng Vietjet đã được công bố trên trang thông tin điện tử.

ss

Cũng theo đại diện Vietjet, việc yêu cầu hành khách đăng ký dịch vụ trước 48 giờ là cần thiết để hãng có đủ thời gian liên hệ với các bộ phận cung cấp dịch vụ tại sân bay và chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ phục vụ trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho chính hành khách cũng như cả chuyến bay. Nhưng chị Vân đã không đặt trước dịch vụ.

"Nhân viên tại sân bay Đà Nẵng do không nhận được yêu cầu đặt trước của hành khách trong tình huống máy bay đậu tại ngoài bãi xa, đã quyết định không tiếp nhận vận chuyển hành khách Nguyễn Thị Vân để đảm bảo an toàn cho hành khách và chuyến bay được khởi hành đúng giờ", đại diện hãng cho hay.

An toàn bay là hàng đầu

Trả lời câu hỏi, trong tình huống này, sao hãng không hỗ trợ khách lên thang bộ, đại diện này cho biết việc đi thang bộ hãng cũng rất khó xử. Có những trường hợp ở sân bay xuất phát VietJet thuê được dịch vụ xe nâng để phục vụ khách nhưng tại sân bay đến không có xe, nhân viên VietJet phải trực tiếp “bế, ẵm, cõng” hành khách là người khuyết tật xuống thang bộ.

Ngày 5/1/2015, tại Tân Sơn Nhất, VietJet đã chấp nhận vận chuyển khách với tình trạng tương tự khách Nguyễn Thị Vân, khách bị liệt nửa người dưới, không tự di chuyển được. Khi máy bay đến sân bay Phù Cát- Bình Định, nhân viên VietJet đã trực tiếp lên máy bay cõng khách từ cabin xuống thang bộ. Sau đó hãng đã bị đại diện Cảng vụ hàng không miền Trung nhắc nhở vì không đảm bảo an toàn hàng không.

Không có mặt bằng tại các sân bay cũng như không có công ty phục vụ mặt đất trực thuộc hãng, toàn bộ dịch vụ phục vụ hành khách và hành khách là người khuyết tật tại sân bay và các cảng hàng không đều không do hãng cung cấp nên cần phải có thời gian để chuẩn bị.

"Ai cũng biết việc cõng, bế khách khuyết tật lên cầu thang cao tiềm ẩn mối nguy hiểm đến sức khỏe, sự an toàn của hành khách cũng như của chính nhân viên hãng; người trong ngành thì hiểu rằng phương án này còn tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn hàng không. Thế nhưng gặp tình huống buộc phải từ chối chuyên chở thì áp lực dư luận rất lớn, như tình huống đáng tiếc của chị Nguyễn Thị Vân”, đại diện Vietjet trần tình.

Vietjet, hàng năm, hãng vận chuyển hàng chục ngàn lượt hành khách là người khuyết tật. Hãng luôn áp dụng chính sách không thu phí với tất cả hành khách sử dụng dịch xe nâng và dịch vụ hỗ trợ, cho dù hãng vẫn đang phải trả chi phí này cho các Công ty phục vụ mặt đất.

Với các hãng hàng không khác, có mặt bằng, bãi đỗ tại sân bay thì có thể tự phục vụ nên thuận lợi và chủ động hơn. Việc vận chuyển 1 hành khách khuyết tật từ Hà Nội đến Đà Nẵng có phục vụ xe nâng cần chi phí 1,3 - 2,1 triệu cho 2 đầu sân bay, tùy thời gian đặt sử dụng xe. Trong khi đó, hãng bán vé cho khách có lúc chỉ khoảng 500.000đ. Chỉ tính năm 2014, VietJet đã sử dụng tổng cộng 4110 lượt xe nâng  và chi phí hơn 2 tỉ đồng tiền thuê xe này để  phục vụ riêng hành khách khuyết tật và hạn chế đi lại.

Theo Đình Hùng

PV

Vietnamnet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên