Thú chơi khác lạ của giới nhà giàu Việt: Bỏ hàng trăm triệu đồng để mua một chiếc lá, có phòng và thuê bảo mẫu để chăm vẹt
Nhiều người Việt không tiếc tiền để chi tiêu cho những thú vui của bản thân, thậm chí chi hơn 200 triệu đồng chỉ để mua một chiếc lá kiểng.
- 29-03-2022Bí mật giàu có của sao nữ Gen Z sở hữu biệt thự trăm tỷ - xe sang dựng thành hàng: Nghe thì dễ nhưng không ai làm lại
- 29-03-2022NTK Thái Công trao xế cổ hàng cực hiếm cho Mr Xuân Hoàn “thay da đổi thịt”: Hé lộ chi tiết khiến “trùm chốt đơn Mẹc” phải mất ăn mất ngủ
- 28-03-2022Sở hữu dàn xế hộp tiền tỷ, Thanh Hằng vẫn ''tiết kiệm'' đi xe đạp, nhưng giá tiền của chiếc xe mới gây choáng
1. Thú chơi kiểng lá
Xuất hiện từ thế kỷ 16 trong giới quý tộc châu Âu, sau đó lan rộng sang các quốc gia khác. Ở Việt Nam, thú chơi này xuất hiện 5 năm trở lại đây và phát triển mạnh trong ba năm Covid-19. Chỉ du nhập vào trong khoảng thời gian ngắn song cộng đồng kiểng lá đã hút hàng nghìn người, có bộ sưu tập cây trị giá hàng tỷ đồng hay cả trăm triệu đồng cho một chiếc lá.
Ảnh: Afamily
Những cây kiểng lá được người Việt ưa chuộng như trầu bà Nam Mỹ, trầu bà lá rách, cây ráy Mỹ lá xẻ hay ''xịn'' hơn còn gọi là Monstera. Những loại cây này bình thường được bán tại các tiệm cây cảnh có giá dao động khoảng 200.000-1 triệu đồng/chậu khoảng 1 m.
Song khi cây nào được xác định là Var hay còn gọi là đột biến, ảnh hưởng đến màu sắc và biến thể của từng lá cây như có thêm màu trắng, màu sữa, loang màu... chúng sẽ tính theo giá trị của lá.
Như một cây Monstera hồng hạc thông thường được bán với giá 1 triệu đồng nhưng khi chúng được giới đầu tư cho là đột biến có thể được giao dịch đến 500 triệu đồng.
Monstera Borsigiana Var (iegata). Ảnh: Afamily
Tiêu chí kiểng lá đắt hay rẻ còn phụ thuộc vào độ phổ biến của chúng. Một số dòng cây có lá màu sắc đẹp nhưng giá chỉ vài trăm nghìn đồng. Một số dòng lai tạo không có ngoài tự nhiên hoặc khan hiếm sẽ có giá vài chục triệu thậm chí lên đến hàng tỷ đồng.
Như cây Philodendron spiritus sancti, một loài nằm trong sách đỏ thế giới và gần như đã tuyệt chủng, vào thời điểm ''sốt'', một chiếc lá của cây này được định giá 8.000-9.000 USD.
Cây Philodendron spiritus sancti. Ảnh: Nguyễn Quang Tâm
2. Thú chơi rồng đất
Con vật có chiều dài một mét, nặng 1,2 kg còn có tên gọi là rồng Nam Mỹ (tên khoa học là Iguana), đang được nhiều người trẻ chọn làm thú cưng trong nhà. Dẫu có vẻ ngoài đáng sợ song thực tế rồng Nam Mỹ khá hiền lành và từ tốn.
Theo thông tin của Vietnamnet, trên các chợ ảo, hội nhóm mạng xã hội, Iguana được chào bán với giá công khai từ vài trăm nghìn đồng cho đến 500 triệu đồng/con. Thậm chí dòng quý hiếm hơn có thể đạt mức giá cả tỷ đồng. Mức giá thấp nhất cho một chú rồng Nam Mỹ khoảng 300.000 đồng. Mức giá này sẽ thay đổi tuỳ vào màu sắc, kích thước, độ hẹp, độ hiểm của Iguana.
Ảnh: Phunuonline
Rồng Nam Mỹ trưởng thành khá nhanh, nuôi 2 năm có thể đạt được kích thước 150 cm tính từ đầu đến đuôi và nặng hơn chục ký. Con đực dài và lớn hơn con cái. Nếu được chăm sóc đúng cách, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài lên đến 15-20 năm.
Độ đẹp - xấu của rồng Nam Mỹ được dựa vào các yếu tố: má phù to, yếm to tròn, gai lưng đều nhô cao, màu sắc tươi sáng...
Rồng Nam Mỹ được nhiều người chơi nhận định là khá thông minh. Sự thông minh của chúng được thể hiện qua việc có thể hiểu và làm theo một số yêu cầu của chủ nhân sau quá trình huấn luyện.
3. Thú chơi vẹt
Thú chơi vẹt đã có từ lâu trên thế giới, giữa thập niên 1980, nhiều giống vẹt đã được nuôi như chim cảnh vì màu sắc nổi bật của chúng và mối liên kết gần gũi với con người.
Có lẽ vẹt được coi là thú cưng, bởi chúng đa dạng về chủng loại, màu sắc, kích thước và hình dáng. Ngoài ra, loài vẹt là loài có chỉ số thông minh cao, biết làm trò, biết nói chuyện với con người và thậm chí là nhảy múa khiến chúng ta có thể giảm stress hiệu quả.
Vì thế, từ năm 2016, nhiều người đặc biệt là giới nhà giàu ở Việt Nam lựa chọn nuôi vẹt như một loại thú cưng trong nhà, thậm chí không tiếc tiền chi cả nghìn đô chỉ để sở hữu những chú vẹt mà bản thân yêu thích.
Như trong cuộc phỏng vấn với Trí thức trẻ, chị Nguyễn Diệu Linh chia sẻ đã chi đến 220 triệu đồng để sở hữu 4 bé vẹt, gồm: Xám Châu Phi, Malucan Cockatoo, Galah Cockatoo, Amazon Naped, trong đó Amazon là giống đắt nhất khoảng 80 triệu đồng.
Một số bé vẹt mà gia đình chị Linh đang sở hữu. Ảnh: Afamily.
Để nuôi được vẹt, chủ nhân cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe. Gia đình chị không nhốt vẹt trong lồng mà nuôi luôn tại phòng khách để chúng không bị stress tự nhổ lông hoặc la hét cắn chủ. Thậm chí với công việc kinh doanh bận rộn và thường xuyên vắng nhà chị Linh phải thuê người chăm sóc những bé vẹt. Ngoài ra nếu đi du lịch gần chị thường mang các ''bé'' đi theo và coi như thành viên trong gia đình.
Ảnh: Afamily
Tổng hợp