“Thủ đô sương mù” của châu Âu ô nhiễm hơn cả Bắc Kinh
Slaka thường xuyên vượt ngưỡng giới hạn của EU về ô nhiễm vì thành phố này phụ thuộc quá nhiều vào than đá và chính quyền không hướng đến năng lượng xanh.
- 29-12-2016Cuộc sống ngột ngạt ở thành phố vượt mặt Bắc Kinh trở thành nơi ô nhiễm nhất thế giới
- 26-12-2016Không phải Bắc Kinh, đây mới là nơi ô nhiễm không khí nhất thế giới
- 22-12-2016Người Bắc Kinh ồ ạt đi du lịch “trốn” ô nhiễm
Vượt qua Bắc Kinh là điều đáng mừng với nhiều thành phố. Tuy nhiên, đối với thành phố Skala của Ba Lan, đây chẳng phải là điều nên ăn mừng bởi nó đang vượt lên trên Bắc Kinh trên một khía cạnh đáng xấu hổ: ô nhiễm không khí.
Là một trong 33 thành phố của Ba Lan nằm trong danh sách 50 thành phố ô nhiễm nhất ở châu Âu (theo Tổ chức Y tế thế giới WHO), Skala được coi là “thủ đô sương mù” của lục địa già. Slaka thường xuyên vượt ngưỡng giới hạn của EU về ô nhiễm vì thành phố này phụ thuộc quá nhiều vào than đá và chính quyền không hướng đến năng lượng xanh.
Đầu tháng 12, trạm đo ở Slaka cho thấy mật độ hạt bụi siêu nhỏ PM2.5 trong không khí lên tới 979 micrograms/m3 không khí, lớn hơn cả mức 737 của Bắc Kinh và cao gấp 20 lần mức giới hạn của EU. Lần đầu tiên trong lịch sử, các phương tiện công cộng ở thủ đô Warsaw đã có 1 ngày ngừng hoạt động vì chất lượng không khí quá tệ.
Trước đó, vào tháng 6, Ủy ban châu Âu EC đã thông qua đơn kiện nộp lên Tòa án EU buộc tội Ba Lan đã vi phạm luật về không khí sạch. Theo đó quy định về mật độ hạt siêu nhỏ có hại đã bị vi phạm ở 46 vùng tại Ba Lan và Warsaw đối mặt với án phạt 900 triệu euro.
Ở Ba Lan, ngành công nghiệp than đá đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế và có nhiều quyền lực chính trị. Hiện sử dụng hơn 100.000 lao động, ngành này là trọng tâm trong kế hoạch năng lượng của Ba Lan dù phải chịu sức ép từ EU.
Hàng trăm nghìn hộ gia đình đốt than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác để sưởi ấm, làm ô nhiễm thêm bầu không khí vốn đã bị ô nhiễm nặng nề từ khí thải của các phương tiện giao thông và nhà máy công nghiệp.