MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thu nhập bình quân (PPP) từng chưa bằng 1/2 Đông Timor, Việt Nam hiện gấp bao nhiêu lần?

Thu nhập bình quân (PPP) từng chưa bằng 1/2 Đông Timor, Việt Nam hiện gấp bao nhiêu lần?

Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam đạt khoảng 4.100 USD, chưa bằng 1/2 thu nhập bình quân của Đông Timor.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2008, thu nhập bình quân (PPP) của Lào gấp hơn 2 lần Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ này đã có sự thay đổi rõ rệt.

Giai đoạn 2008 - 2013, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam liên tục thấp hơn Đông Timor. Năm 2008, thu nhập bình quân (PPP) của Đông Tỉmor đạt khoảng 8.340 USD, còn Việt Nam đạt khoảng 4.100 USD. Tuy nhiên, đến năm 2014, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam đã vượt qua Lào. Năm 2014, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam đạt khoảng 6.970 USD, còn của Đông Timor đạt khoảng 6.220 USD.

Giai đoạn 2014 – 2021, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam luôn xếp trên Đông Timor. Năm 2021, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam đạt khoảng 11.080 USD và thu nhập bình quân (PPP) của Đông Timor đạt khoảng 2.880 USD.

Theo đó, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam gấp khoảng 3,83 lần thu nhập bình quân (PPP) của Đông Timor. Như vậy, sau 13 năm, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam từng chưa bằng 1/2 Đông Timor thì đến nay đã gấp 3,83 lần.

Thu nhập bình quân (PPP) từng chưa bằng 1/2 Đông Timor, Việt Nam hiện gấp bao nhiêu lần? - Ảnh 1.

Thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam và Đông Timor giai đoạn 2008-2021. Nguồn: WB.

Trong giai đoạn 2008 - 2021, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam đã tăng gần 3 lần, còn thu nhập bình quân (PPP) của Đông Timor giảm gần 3 lần.

Xét trong toàn bộ các nước trong khu vực Đông Nam Á, thứ hạng thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam đã có sự thay đổi thứ hạng trong giai đoạn 2008 - 2021.

Năm 2008, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam xếp thứ 8/11 trong khu vực Đông Nam Á, cao hơn Campuchia (2.210 USD), Myanmar (2.320 USD) và Lào (3.120 USD). Đến năm 2014, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam đã vượt thêm Đông Timor, xếp thứ 7/11 các quốc gia ở Đông Nam Á. Lúc này, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam cao hơn Campuchia (3.020 USD), Myanmar (3.940 USD), Lào (5.570 USD) và Đông Timor (6.220 USD).

Từ năm 2014 - 2021, thu nhập bình quân (PPP) đã vượt qua Philippines, Lào, Campuchia, Myanmar và Đông Timor. Cụ thể, đến năm 2021, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam xếp thứ 6/10 các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Hiện nay, thu nhập bình quân (PPP) của Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia vẫn xếp trên Việt Nam. Thu nhập bình quân (PPP) của Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, Indonesia đang gấp lần lượt là 9,24 lần; 6 lần; 2,54 lần; 1,64 lần và 1,14 lần so với thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam.

Thu nhập bình quân (PPP) từng chưa bằng 1/2 Đông Timor, Việt Nam hiện gấp bao nhiêu lần? - Ảnh 2.

Thu nhập bình quân (PPP) các nước trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2008-2021. Nguồn: WB.

Sau 13 năm nỗ lực phát triển, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam đã tăng từ 4.100 USD năm 2008 lên 11.080 USD năm 2021.

Trong giai đoạn 2008-2021, thu nhập bình quân (PPP) của Việt Nam có mức tăng lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á (gấp gần 3 lần). Các quốc gia khác đều có sự cải thiện nhưng chậm hơn như: Lào (tăng gấp 2,6 lần), Campuchia (tăng gấp 2 lần), Myanmar (tăng gấp 1,9 lần), Indonesia (tăng gấp 1,72 lần), Philippines (tăng gấp 1,61 lần), Singapore (tăng gấp 1,57 lần), Thái Lan (tăng gấp 1,55 lần), Malaysia (tăng gấp 1,49 lần).

Xét về thu nhập bình quân danh nghĩa, thu nhập bình quân của Việt Nam đạt khoảng 3.590 USD. Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, với mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay, Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 nếu không vướng bẫy thu nhập trung bình thấp.

Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới cho thấy, đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng này thì tốc độ tăng trưởng chậm dần, nhiều vấn đề của nền kinh tế xuất hiện mang tính cơ cấu và gặp khó khi giải quyết dứt điểm.

Tại Tọa đàm đối thoại chính sách: "Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030" diễn ra vào 1/3, GS. Phạm Hồng Chương nói rằng: "Trong số 101 quốc gia có mức thu nhập trung bình trong thập niên 1960, chỉ có 13 quốc gia trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2008. Thực tiễn này cho thấy để biến khát vọng thành hiện thực, Việt Nam phải tiếp tục con đường đã chứng tỏ mang lại thành công trong hơn 30 năm qua, đó là phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế".

Minh Tiến

Nhịp sống thị trường

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên