Thu nhập bình quân theo ngang giá sức mua của Việt Nam có cơ hội thăng hạng như GDP?
GDP là chỉ số rất quan trọng, nhưng thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) mới là chỉ số được nhiều chuyên gia cho rằng sẽ thể hiện chất lượng của một nền kinh tế.
- 11-06-2021Một góc nhìn khác về suy giảm dân số: Việc không muốn sinh con có thực sự làm suy yếu nền kinh tế?
- 10-06-2021GDP Việt Nam có còn đứng trên Singapore, Malaysia trong năm 2021 theo các dự báo mới?
Vậy theo dự báo của các tổ chức quốc tế, thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Việt Nam sẽ thay đổi ra sao trong thời kỳ đại dịch?
Nguồn dữ liệu: IMF
Theo dự báo của IMF, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương ở một số nước Đông Nam Á vẫn có xu hướng cải thiện. Khi dịch bệnh trên toàn thế giới được kiểm soát, thực hiện triển khai vaccine trên quy mô rộng thì con số thực tế nhiều khả năng tốt hơn, thể hiện rằng các nước ở Đông Nam Á cũng đang dần ổn định trở lại.
Dù cho dịch bệnh vẫn đang liên tục bùng phát nhiều nơi trên thế giới thì tình hình kinh tế tại các nước ở Đông Nam Á vẫn ít nhiều có xu hướng tích cực. Theo dự đoán của IMF, sự phục hồi của một số nước đang rất tốt trong năm 2021 nhờ các tác động mạnh mẽ của các chính sách hỗ trợ trong nước và cơ hội tận dụng sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Đối với Thái Lan, nhờ vào việc thành công trong việc kiềm chế sự lây lan virus Covid-19, hạn chế và kiểm tra nghiêm ngặt nhập cảnh, các ca nhiễm bệnh từ nhập cảnh được xử lý nhanh chóng nên các ca nhiễm mới trong cộng đồng không nhiều như đầu dịch. Do đó mà hoạt động kinh tế của quốc gia này đang dần phục hồi, tuy nhiên sẽ là sự phục hồi chậm một phần do ngành du lịch bị sụt giảm nghiêm trọng và cần có thời gian trở lại trạng thái bình thường.
Ở Indonesia thì từ năm 2020 do ảnh hướng của việc tạm thời đóng cửa và hạn chế nhập hàng hoá nên tiêu dùng trong nước giảm mạnh. Xuất khẩu cũng giảm, kinh doanh và du lịch bị thu hẹp nên nền kinh tế rơi vào tính trạng khá đình trệ. Tuy nhiên trên đà phục hồi nền kinh tế thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, nền kinh tế của Indonesia cũng sẽ phục hồi theo.
Báo cáo mới nhất từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) nói rằng, nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và sự nỗ lực trong việc phổ cập vaccine, các nước đang phát triển ở Đông Nam Á như Philippines sẽ có phục hồi tốt.
Ở Malaysia các ngành về buôn bán, vận tải và viễn thông bị đình trệ từ năm 2020 và đang phục hồi vào năm 2021 nên tận dụng việc kiểm soát dịch bệnh và triển khai vaccine sẽ giúp cho các ngành này phát triển trở lại.
Làn sóng Covid – 19 vẫn đang lan rộng ở nhiều nước thì dự báo cho tăng trưởng kinh tế các nước Đông Nam Á có dấu hiệu tốt. Đặc biệt là Việt Nam, IMF dự báo mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người cho năm 2021 đạt 7,4%, khá cao so với các nước trong khu vực.
Việt Nam được kỳ vọng rằng sẽ có sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ là nhờ việc kiểm soát chặt chẽ Covid-19 và nỗ lực bình thường hoá các hoạt động kinh tế trong nước sớm nhất trong khu vực.
Nguồn dữ liệu: IMF, đơn vị USD
Việt Nam, trong bối cảnh dịch bùng lần thứ 4, thì nhờ vào các biện pháp khoanh vùng dập dịch, hoạt động kinh tế vẫn được diễn ra ổn định dù có những hạn chế nhất định. Việc kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp để giảm thiểu sự thiệt hại về kinh tế cho các thành phần trong nền kinh tế sẽ tác động tốt đến nền kinh tế giúp cho sự phục hồi trở nên mạnh mẽ hơn.
Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người theo ngang giá sức mua của Việt Nam đã vượt qua mức 10.000 USD, đạt 10.869 USD/người/năm. Theo dự báo, đến năm 2021, con số này sẽ đạt 11.677 USD và đến 2022 thì vượt qua 12.000 USD. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa đủ mạnh để Việt Nam có thể thăng hạng trong nhóm ASEAN-6.