'Thủ phủ sầu riêng' chục nghìn tấn tắc đầu ra: Chỉ cần mỗi người Hà Nội mua 1 quả
Với việc hàng chục nghìn tấn sầu riêng tắc đầu ra ở Đắk Lắk, chuyên gia kinh tế cho rằng, địa phương phải xác định rõ thị trường cần tiếp cận, linh hoạt kênh bán hàng. Riêng Hà Nội với khoảng 8 triệu dân, Đắk Lắk nên liên hệ nhờ kết nối, chỉ cần mỗi người Hà Nội mua 1 quả sầu riêng cũng tiêu thụ được sản lượng lớn.
- 28-08-2021Sầu riêng ùn ứ ở Tây Nguyên, doanh nghiệp kiến nghị tiêu thụ thế nào?
- 24-08-2021Nhiều doanh nghiệp tuyên bố không sản xuất bánh trung thu, đặc sản bơ, sầu riêng Tây Nguyên tồn kho lớn
- 11-08-2021Sầu riêng ở Đắk Lắk chỉ 8.000 đồng/kg và sự thật gây bất ngờ phía sau
- 09-08-2021Giá sàn 320.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 "cháy hàng" tại Úc
Sầu riêng chín không đợi ai
Liên quan đến việc hàng trăm nghìn tấn sầu riêng Đắk Lắk đang nghẽn đầu ra , chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú- nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, không riêng sầu riêng, rất nhiều loại quả, nhất là quả có múi đang gặp khó trong tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo ông Phú, thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc siết chặt các quy định thông quan như: Yêu cầu sản phẩm phải có mã vùng trồng, mã hàng hóa, cung cấp quy trình sản xuất đầu vào, đầu ra… Do đó, các sản phẩm trên phải tiêu thụ nội địa nếu không có hệ thống kho bảo quản quy mô đạt chuẩn, không có điều kiện chế biến sâu…
Tuy nhiên, việc tiêu thụ nội địa trong bối cảnh dịch COVID-19 cũng là thách thức của các địa phương. Theo ông Phú, lãnh đạo các sở ban ngành nên chủ động liên hệ với các sàn giao dịch nông sản thương mại của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương); sàn thương mại điện tử Vỏ Sò của Viettel Post…
Lần đầu tiên, sầu riêng Đắk Lắk gặp khó trong tiêu thụ
"Hiện chỉ còn thị trường miền Trung, miền Bắc, trong đó Hà Nội có tới 8 triệu dân. Sở Công thương Hà Nội đang bố trí 2.000 điểm bán nông sản trên toàn thành phố. Do đó, Đắk Lắk nên liên hệ nhờ kết nối, chỉ cần mỗi người Hà Nội mua 1 quả sầu riêng cũng tiêu thụ được sản lượng lớn", ông Phú gợi ý.Theo chuyên gia kinh tế, địa phương phải xác định rõ thị trường cần tiếp cận. Bởi vì ở tỉnh thành phía Nam đang bị hạn chế do dịch COVID-19 bùng phát mạnh, chưa kể nơi đây có miệt vườn cây trái đang cần đầu ra.
Theo nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, khi giới thiệu sản phẩm, đơn vị cung cấp nên chuẩn bị đầy đủ thông tin: Sản lượng, chất lượng (theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…) giá bán (đã giảm bao nhiêu so với những năm trước), giá bán tại từng khu vực, khả năng đáp ứng sản lượng, mềm mại trong việc ký kết hợp đồng, linh hoạt phương thức thanh toán để hàng hóa được tiêu thụ hàng nhanh chóng, chủ động phương tiện giao hàng đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.
Không khí vụ mùa tại thủ phủ sầu riêng Đắk Lắk khá trầm lắng |
Nhiều năm làm lãnh đạo ngành thương mại, ông Phú quen với điệp khúc nơi hàng hóa dư thừa, nơi đắt đỏ. Có thời kỳ, ông dành hàng nghìn mét vuông chợ Đồng Xuân, miễn phí địa điểm, phí thuế… để người dân Hà Nội tiêu thụ được nông sản.
Xe chở sầu riêng chủ yếu là xe cày, trong khi những năm trước tấp nập xe Container |
Cán bộ phải gần dân, sát doanh nghiệp
Hẳn nhiều người còn nhớ, cách đây ít tháng, Bắc Giang là “tâm dịch” của cả nước. Cũng chính thời điểm này, địa phương có tới hơn 200 nghìn tấn vải thiều đạt chuẩn xuất khẩu tiêu thụ. Không để bị động, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương lập tức ra thông cáo báo chí đề nghị không dùng từ “giải cứu” vải thiều. Động thái này để vải thiều không bị ảnh hưởng về giá nhưng quan trọng hơn là tránh tổn thương cho người nông dân dầm sương dãi nắng cả năm để cho quả ngọt.
Cũng vì chủ động tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn, xây dựng thương hiệu, nắm rõ sản lượng từng vùng nên Bắc Giang tiên phong kiến nghị Chính phủ cho phép mở “luồng xanh” gồm: Đội ngũ thương lái, công nhân thu hoạch, lái xe được xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2, tạo thuận lợi cung cấp thức ăn, nước uống; vải thiều được đóng vào thùng cẩn thận để đảm bảo không bị hỏng khi vận chuyển xa. Đặc biệt, cả vải thiều và phương tiện vận tải đều được khử khuẩn có Giấy xác nhận an toàn COVID-19 trước khi lưu thông.
Ngoài ra, các cơ quan đoàn thể, đặc biệt là lực lượng thanh niên còn giúp nông dân bán trực tuyến trên nền tảng online, trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn trong nước và quốc tế…
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhấn mạnh, ở từng thời điểm, hoàn cảnh khác nhau nhưng cuối cùng vẫn là giúp nông dân tiêu thụ nông sản với giá hợp lý cho cả người bán lẫn người mua. Cán bộ phải gần dân, sát doanh nghiệp, giảm bớt hành chính giấy tờ. Đắk Lắk nên rút kinh nghiệm tiêu thụ vải thiều ở Bắc Giang.
“Vải mới ra quả non, họ đã mở hội nghị tìm khách hàng, mời cả chuyên gia Trung Quốc sang tìm hiểu thị trường; sử dụng nhiều kênh bán hàng cả truyền thống lẫn thương mại điện tử; bán nội địa và xuất khẩu sang nhiều nước. Nhờ đó, Bắc Giang tiêu thụ được hàng trăm nghìn tấn vải thiều với giá hợp lý”, ông Phú thông tin thêm.
Sầu riêng rụng nhiều vì quá ngày thu hoạch |
Trước đó, Tiền Phong có nhiều bài viết phản ánh khó khăn trong tiêu thụ sầu riêng Đắk Lắk. Phóng viên liên hệ nhiều lãnh đạo tỉnh, sở ngành nào cũng nói đã gửi văn bản đến các tỉnh bạn, bộ ngành nhờ hỗ trợ; đã ban hành kế hoạch tiêu thụ; sẽ tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp thu mua…
Tuy nhiên, chưa thấy có giải pháp táo bạo, đột phá (chẳng hạn quảng bá hoặc đứng ra bán sầu riêng giúp người dân). Thậm chí ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) lại cho rằng: “Kể cả giá xuống thấp cũng có mặt lợi. Giá hạ xuống ít thì nhiều người dân của chúng ta sẽ được ăn món quà quý này với cái giá chấp nhận được”.
Tiền Phong