MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Thủ phủ vàng đen' biên giới phía Bắc hút vốn FDI gấp 4 lần cả vùng ĐBSCL

Năm 2023, cả vùng ĐBSCL thu hút được 139 dự án FDI với tổng vốn đầu tư khoảng 740 triệu USD. Trong khi đó, con số này ở Quảng Ninh là 3,1 tỷ USD.

'Thủ phủ vàng đen' biên giới phía Bắc hút vốn FDI gấp 4 lần cả vùng ĐBSCL- Ảnh 1.

Chiều 28/7, tại TP Cần Thơ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chương trình gặp gỡ doanh nghiệp với chủ đề "Kinh tế Việt Nam 2023 – nhận diện thách thức và triển vọng phát triển nhìn từ tác động của Luật Đất đai 2024".

Tại sự kiện, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) điểm lại tình hình kinh tế của vùng. Theo đó, những chỉ dấu tích cực là: tăng trưởng kinh tế ĐBSCL có dấu hiệu phục hồi tốt; tiếp tục là vùng có sức cầu thương mại lớn, chỉ sau Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng. 

Tuy nhiên, tổng đầu tư cho ĐBSCL liên tục giảm so với cả nước, giảm từ 18,7% (2017) còn 14.9% (2022). Doanh nghiệp ĐBSCL thiếu và yếu, bình quân mỗi năm trên 10.000 doanh nghiệp mới thành lập, nhưng trên 90% lại "mất đi".

Đặc biệt, vốn FDI vào vùng này tiếp tục sụt giảm. Năm 2023, cả ĐBSCL thu hút được 139 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 740 triệu USD, trong đó Long An chiếm tới 80%. 

Theo mức này, tính riêng vốn FDI vào Quảng Ninh gấp 4,1 lần cả 12 tỉnh ĐBSCL cộng lại; Hải Phòng gấp 4,4 lần và TP HCM gấp tới 8 lần. (Thu hút đầu tư FDI của địa phương đứng đầu cả nước năm 2023 - TP HCM là 5,85 tỷ USD; thứ hai là Hải Phòng với 3,26 tỷ USD; tiếp theo là Quảng Ninh với 3,1 tỷ USD).

'Thủ phủ vàng đen' biên giới phía Bắc hút vốn FDI gấp 4 lần cả vùng ĐBSCL- Ảnh 2.

Thông tin thêm về tình hình thu hút vốn FDI tại Quảng Ninh, trong hai tháng đầu năm 2024 đã có 8 dự án FDI mới với tổng vốn 478 triệu USD. Đáng chú ý, có hai dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo, công nghệ cao, đó là: Dự án tấm silic đơn tinh thể và thanh silic đơn tinh thể quang điện của Gokin Solar tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà, huyện Hải Hà, có số vốn cao nhất (gần 275 triệu USD), công suất thiết kế gần 1,4 tỷ sản phẩm/năm; Dự án sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính tại Khu công nghiệp Sông Khoai (thị xã Quảng Yên) của Công ty TNHH IKO Thompson Việt Nam, công suất thiết kế 930 tấn sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư 57 triệu USD.

Dự kiến, trong tháng 3/2024, Quảng Ninh sẽ đón thêm 7 dự án FDI của các nhà đầu tư đến từ Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh dự kiến trong quý I/2024 tỉnh sẽ thu hút khoảng 1 tỷ USD vốn FDI, bằng 1/3 kế hoạch cả năm.

Với nhiều lợi thế so với các địa phương khác, năm 2024, Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút 3 tỷ USD vốn FDI.  

Nhật Minh

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên