Thu thập đủ 5 chiếc chìa khóa "vàng" để mở khóa mọi cánh cửa: Thành công chỉ cần đến 20% trí tuệ, phần còn lại phụ thuộc vào ý chí của bạn
Để làm chủ bất cứ lĩnh vực nào, bạn cần biết khám phá, điều chỉnh và ứng biến.
- 30-12-2020Nghịch lý: Người sống càng toan tính, sự nghiệp càng phải chịu nhiều thiệt thòi
- 30-12-2020Muốn bay cao, bạn phải cất cánh cùng đại bàng chứ không phải với sẻ non: Chớ mất thời gian với những người không tương xứng về đẳng cấp!
- 29-12-2020Những điều NÊN LÀM để "xé nháp" năm cũ, đón năm mới nhiều thành tựu: Kỹ năng tổng kết rất quan trọng, sau đó là dọn dẹp và lên kế hoạch
Bạn có thể trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình. Bạn có thể trở thành một chuyên gia.
Bạn có thể trở một nhà văn nổi tiếng, một tác giả bán chạy, một lập trình viên giỏi, một nhà thiết kế tuyệt vời, một freelancer thành công, một doanh nhân thành đạt, một nhân vật có sức ảnh hưởng trong khả năng của mình.
Mọi thứ con người làm được đều nằm trong tầm tay. Chừng nào thỏa mãn được những điều kiện dưới đây, bạn sẽ leo được lên tới đỉnh.
Thành công là kiên trì, sẵn sàng chăm chỉ làm việc hàng ngàn giờ để hoàn thành một điều mà hầu hết mọi người sẽ bỏ việc chỉ sau vài trăm tiếng.
Thành công không đến từ sự ngẫu nhiên, cũng chẳng xảy ra chỉ sau một đêm. Đa số những thành tựu lớn nhất trong đời sẽ đến khi bạn kiên trì thực hiện trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.
Bạn vô cùng khao khát thành công
Chỉ khi muốn thành công, bạn mới bắt tay vào thực hiện.
Diễn giả Tony Robbins từng nói: “Thành công 80% là do ý chí, 20% đến từ trí tuệ cơ bản”. Khao khát mãnh liệt sẽ thúc đẩy bạn, cho bạn động lực, năng lượng và sự kiên trì để hành động và thành công.
Tác giả cuốn sách “Nghĩ giàu làm giàu” Napoleon Hill từng nhận xét: "Khao khát là điểm bắt đầu của mọi thành tựu. Một khát khao yếu ớt sẽ đem lại kết quả yếu kém, giống như một đốm lửa nhỏ chỉ có thể sưởi ấm một chút”.
Bạn quyết tâm đến đâu để hoàn thành mục tiêu, dám hy sinh điều gì để đạt được nó?
Chỉ khi có đủ quyết tâm, bạn mới chạm tới những điều mình muốn. Khi bạn sống vì một mục tiêu cao cả, làm việc chăm chỉ không còn là một lựa chọn, mà là một điều thiết yếu.
Cơ thể và tinh thần sẽ thèm muốn những thói quen thân thuộc, nhưng sự trưởng thành và thành công chỉ xảy ra khi bạn dám bước khỏi vùng an toàn. Mỗi khi hành động trong sợ hãi, bạn sẽ khiến sức mạnh giảm sút và càng lo lắng hơn trước những thách thức sau này.
Vì thế, đừng ngại khám phá những thói quen mới, con đường mới, ý tưởng mới, nguyên tắc mới và phương pháp mới có thể giúp mình sớm đạt được mục đích cuối cùng.
Bạn tin rằng mình làm được
Nếu nghĩ bản thân quá nhỏ bé để tạo sức ảnh hưởng, thay đổi hiện thực hay tạo nên những điều lớn lao, bạn đã đúng.
Cuộc đời không có giới hạn; giới hạn duy nhất tồn tại là do bạn tự áp đặt lên chính mình.
Phải dám tin tưởng vào bản thân và dũng cảm mơ ước, bạn mới có thể tận dụng được tiềm năng nội tại và thể hiện năng lực của mình cho toàn thế giới thấy.
Tác giả David Cuschieri từng nói: “Tinh thần là một loại sức mạnh to lớn. Nó có thể cầm tù hoặc truyền cảm hứng cho chúng ta. Nó có thể kéo chúng ta xuống đau khổ tột cùng, hoặc đưa chúng ta lên chín tầng mây. Vì thế, hãy học cách sử dụng nguồn sức mạnh này một cách khôn ngoan”.
Để không bị choáng ngợp bởi các mục tiêu lớn, hãy tập trung vào những thứ bạn làm được vào ngày mai, tuần sau, hoặc tuần sau nữa. Hãy đi từng bước nhỏ, tận hưởng mỗi chiến thắng và tiếp tục tiến lên.
Dù giấc mơ lớn lao tới đâu, hãy chia nhỏ nó ra thành các mục tiêu nhỏ ngắn hạn mà bạn có thể hoàn thành. Mỗi tiến bộ nhỏ sẽ cho bạn động lực để tiến lên và tin tưởng vào bản thân.
Thứ duy nhất ngăn cách bạn với những điều bạn muốn là ý chí theo đuổi và niềm tin rằng mình sẽ làm được.
Bạn tận hưởng sự lộn xộn trong quá trình phấn đấu
Đây là một trong những điều kiện quan trọng nhất để thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào. Bạn phải tận hưởng quá trình hoàn thành mục tiêu, bởi đây chính là hiện thực mỗi ngày của bạn.
Muốn giỏi cái gì, bạn phải bỏ ra hàng đống thời gian và công sức cho nó. Nếu điều đó không đủ thú vị để bạn dành thời gian mỗi ngày, nó sẽ chẳng khác gì việc nhà tẻ nhạt.
Những người thành công luôn dành thời gian, thậm chí là trên mức bình thường, để rèn luyện năng lực, không ngại trả giá để vươn tới mục tiêu.
Cố gắng hoàn thành mục tiêu và hoàn thành mục tiêu là hai chuyện vô cùng khác nhau. Đây chính là mấu chốt mà nhiều người không hiểu. Họ không đặt ra những mục tiêu mà mình muốn làm.
Bạn sẽ chẳng bao giờ dành 10.000 tiếng mỗi ngày để làm điều mình không thích. Nếu quá trình phấn đấu không khiến bạn vui, bạn cũng chẳng thể nào tiếp tục. Và bạn sẽ mất gấp đôi thời gian để đạt được kết quả như ý.
Đừng bỏ cuộc chỉ vì bạn không biết phải làm gì. Đừng bỏ cuộc chỉ vì cái giá phải trả quá đắt. Nếu khao khát đủ mãnh liệt, sớm muộn gì bạn cũng sẽ tìm được cách.
Kể cả khi không có động lực để học hỏi hay sáng tạo, bạn hãy cứ nỗ lực thể hiện mỗi ngày, bởi đây là đức tính quý giá nhất để trở thành một người chuyên nghiệp. Điều này dù không dễ dàng nhưng vô cùng cần thiết trong quá trình tạo ra những giá trị độc đáo và lớn lao.
Hãy trân trọng từng bước đi trên con đường dẫn tới thành công, bởi bạn sẽ không tìm thấy lối tắt nào khác.
Bạn phải dám thất bại và bắt đầu lại từ đầu
Đôi khi, mọi thứ sẽ diễn ra không theo kế hoạch. Vì thế, hãy cho phép bản thân mình được vấp ngã và làm lại từ đầu. Mỗi thất bại đều giúp bạn tiến gần hơn tới đáp án đúng cuối cùng.
Ngay cả thiên tài Thomas Edison cũng hiểu rõ điều này. Trước khi phát minh ra bóng đèn điện, ông đã làm hỏng cả nghìn mẫu sản phẩm. “Tôi không thất bại. Chỉ là tôi tìm ra 10.000 cách làm không hiệu quả mà thôi”, ông nói.
Muốn làm chủ bất cứ kỹ năng gì, bạn đều phải dành hàng trăm nghìn giờ đồng hồ để phạm sai lầm và bắt đầu lại. Nếu chọn cách từ bỏ, bạn sẽ phải trả cái giá còn đắt hơn nhiều lần so với tiếp tục chặng đường dài.
Ai cũng muốn thành công ở lĩnh vực nào đó. Với những người đã thử và thất bại, thành công có thể là điều gì đó xa vời, nhưng sẽ thành hiện thực nếu bạn biết đứng dậy và bắt đầu lại.
“Nếu không dám chịu sai, bạn sẽ không bao giờ nghĩ ra thứ gì độc đáo”, diễn giả kiêm cố vấn giáo dục Ken Robinson nhấn mạnh.
Muốn trở thành nhà văn giỏi, bạn cần dành nhiều năm để xóa bỏ câu cú vụng về. Muốn trở thành một doanh nhân thành đạt, bạn sẽ phải liên tục trải qua thất bại và phá sản mà không được phép bỏ cuộc.
Bạn phải nỗ lực đủ lâu để có thể đi tới cái đích cuối cùng. Rèn luyện là con đường duy nhất để trở nên vĩ đại, như Robert F. Kennedy từng nói: “Chỉ những người dám thất bại thảm hại mới có thể đạt được thành tựu lớn lao”.
Bạn sẵn sàng trả giá
Triết gia kiêm tác giả truyền cảm hứng James Allen nhận xét: “Người đạt ít thành tựu cần hy sinh ít; người đạt nhiều phải hy sinh nhiều. Người muốn đạt được rất cao phải hy sinh rất lớn”.
Bạn có thể đạt được mọi thứ chỉ cần bạn muốn.. Tuy nhiên, bạn phải chuẩn bị tinh thân để chọn lựa và trả một cái giá tương xứng.
Bạn có thể sống có mục đích ngay từ hôm nay. Bạn có thể dành thời gian cho những mục tiêu quý giá nhất. Miễn là bạn sẵn sàng trả giá.
“Điều quan trọng nhất là: bạn sẵn sàng trả giá để trở thành người bạn muốn, bằng chính con người hiện tại của mình, vào bất cứ lúc nào”, nhà văn Charles Dicken từng nói.
Những người hiếm hoi tài giỏi trong một lĩnh vực nào đó không phải vì họ tin mình tài giỏi. Họ thành công bởi vì họ khao khát đạt được thành tích.
Những kẻ kiên định và bền bỉ sẽ luôn luôn chiến thắng.
(Theo Medium)