MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói về tổn thất của EU khi trừng phát Moskva

04-11-2023 - 08:59 AM | Tài chính quốc tế

Đồng ruble xu và đồng euro. Ảnh: AFP/TTXVN

Đồng ruble xu và đồng euro. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Ngoại giao Nga cho biết chính sách trừng phạt nhằm vào nước này đã khiến các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) thiệt hại khoảng 1.500 tỷ USD.

“Toàn bộ tổn thất mà EU phải gánh chịu do việc áp dụng các lệnh trừng phạt và các quyết định cắt giảm hợp tác với Nga, theo ước tính, đã lên tới khoảng 1.500 tỷ USD”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko nói với các nhà báo bên lề Diễn đàn kinh tế Á-Âu Verona ở Samarkand, Uzbekistan ngày 3/11.

Quan chức ngoại giao cấp cao Nga nói thêm ông không thấy tín hiệu EU sẽ rút lại chính sách đối với Moskva trong tương lai gần.

Ông lưu ý thương mại song phương giữa Nga và các nước thành viên EU đã lên tới 417 tỷ USD vào năm 2013 và khẳng định con số này có thể đạt tới 700 tỷ USD trong năm nay nếu không có các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.

Thứ trưởng Grushko nói rõ khối lượng giao dịch giữa EU và Nga đạt tổng cộng 200 tỷ USD vào năm 2022, nhưng dự kiến giảm xuống dưới 100 tỷ USD vào cuối năm 2023.

“Năm tới, con số sẽ tiếp tục giảm xuống còn 50 tỷ USD và sau đó sẽ về 0”, vị quan chức cảnh báo.

Theo ví dụ mà nhà ngoại giao đưa ra, ngành công nghiệp Đức hiện phải mua khí đốt tự nhiên với giá cao gấp ba lần so với giá ở Mỹ. Ông nhấn mạnh các dây chuyền sản xuất đang dần chuyển sang Bắc Mỹ bất chấp các dấu hiệu đỏ đang được các doanh nghiệp Đức đưa ra.

Cho đến nay, Brussels đã đưa ra 11 gói trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến hoạt động quân sự của nước này ở Ukraine. Các quan chức ở EU và Mỹ nhiều lần thừa nhận tác động tiêu cực của các biện pháp đối với Nga chưa đáng kể như mong đợi.

Trong năm 2023, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhiều lần nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Nga. IMF cho biết: "Sự gia tăng tăng trưởng GDP phản ánh thực tế kích thích tài chính đáng kể, đầu tư và tiêu dùng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt".

Được biết, sau khủng hoảng, hệ thống tài chính của Nga đã ổn định và nước này đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới cho một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả Trung Quốc.

Theo Bảo Hà

Báo Tin Tức

Trở lên trên