Thủ tướng muốn Hà Nội có 'quả đấm thép' chống ùn tắc giao thông
Sáng nay (16/1), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội và các bộ, ngành về các giải pháp chống ùn tắc giao thông, vấn đề đang trở nên nóng bỏng thời gian gần đây, nhất là vào thời điểm cận Tết.
- 13-01-2017Ý tưởng chống ùn tắc: Cơ hội cho tổ chức am hiểu giao thông Hà Nội?
- 08-12-2016HĐND TP. Hà Nội chất vấn về ùn tắc giao thông
- 01-12-2016Hà Nội tìm giải pháp giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông
- 24-10-2016Bộ GTVT: Ùn tắc giao thông giảm mạnh
- 30-04-2016Ùn tắc giao thông kinh hoàng ở cửa ngõ TP. HCM
Nêu lý do triệu tập cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ, mấy hôm nay, tình hình ùn tắc giao thông đang gây bức xúc cho người dân, khiến người dân không yên tâm, “đưa con đi học mà cũng mất mấy tiếng đồng hồ”. “Biết tình hình xấu như vậy mà không có biện pháp nào thì không có trách nhiệm với nhân dân”, Thủ tướng nói.
Theo báo cáo của TP. Hà Nội tại cuộc làm việc, trong năm 2016, Thành phố đã giải quyết được 20/44 điểm ùn tắc. Tuy nhiên, hiện nay, phát sinh trở lại 4 điểm cũ và phát sinh mới 13 điểm. Tổng số điểm ùn tắc giao thông cho đến thời điểm này là 41. Một nguyên nhân cơ bản được Hà Nội xác định là do sự phát triển mất cân đối giữa phương tiện giao thông cá nhân và kết cấu hạ tầng giao thông.
Bên cạnh tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, tăng cường vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân, theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung, thời gian qua, Thành phố tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông như tập trung hoàn thiện khép kín tuyến vành đai 1, vành đai 2 và các trục hướng tâm, hoàn thành dứt điểm các tuyến đường sắt đô thị số 2A, 3, tập trung triển khai sớm 6 tuyến đường sắt đô thị còn lại…
Cùng nhận định với Hà Nội, ý kiến phát biểu của các bộ, ngành chỉ ra một số nguyên nhân chính gây ùn tắc ở Hà Nội là tập trung quá đông dân cư, nhất là khu vực nội thành với mật độ dân số cao thuộc diện hàng đầu thế giới. Riêng 4 quận nội thành có số dân hơn 1 triệu người.
Việc bố trí, phân bổ không gian chưa hợp lý, quỹ đất dành cho giao thông thấp. Phát triển phương tiện cá nhân nhanh hơn phát triển hạ tầng.
Các đại biểu góp ý cần hoàn thiện thể chế để kiểm soát hiệu quả sự phát triển đô thị, rà soát điều chỉnh các quy hoạch liên quan đến giao thông như quy hoạch bệnh viện, trường học, cơ quan... trước mắt rà soát ngay các chung cư cao tầng ở nội đô; phát triển các loại hình giao thông như giao thông ngầm, trên cao.
Nhìn nhận thời gian qua Hà Nội rất quyết liệt đầu tư chống ùn tắc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, “các biện pháp tích cực đến đâu cũng khó vì gia tăng dân số”. Bên cạnh đó, trong vòng 5 năm tới, ùn tắc giao thông sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không có giải pháp đối với phương tiện cá nhân, đặc biệt là ô tô khi mà ô tô chiếm đất gấp 3-4 lần xe máy nhưng nhiều xe chỉ chở người bằng xe máy.
Theo Phó Thủ tướng, Hà Nội cần tổ chức lại giao thông một cách hợp lý, cần có biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân, tăng cường vận tải hành khách công cộng. Có các giải pháp chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành nhưng thay thế vào đó không phải làm nhà cao tầng mà dành cho dịch vụ công cộng.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận nỗ lực của Hà Nội cùng sự phối hợp của các cấp, các ngành về chống ùn tắc giao thông nhưng “do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, cơ chế chính sách, nên số điểm ùn tắc không chỉ giảm đi mà còn tăng hơn”. Có nhiều điểm ùn tắc kéo dài nhiều
Chinhphu.vn