Thức giấc sớm, không thể ngủ lại rồi uể oải cả ngày dài: 6 nguyên nhân thường gặp và giải pháp khắc phục ngay tức thì!
Một giấc ngủ dài, sâu và ngon thực sự giúp bạn khỏe mạnh, tỉnh táo để có ngày làm việc hiệu quả. Vì thế, hãy thử những bí quyết sau để khắc phục tình trạng thức giấc sớm gây mệt mỏi sau đó.
- 10-06-2018Mất ngủ khiến tế bào thần kinh đệm "nổi loạn" và ăn mòn não bộ
- 05-06-2018Những đặc điểm trẻ được "thừa hưởng" từ cha: Chiều cao, sức khỏe tim mạch cho tới thói quen ngủ
- 01-06-2018Ai bị đau lưng, cổ, vai, chân, hãy áp dụng tư thế ngủ dưới đây để có một giấc ngủ ngon
- 28-05-2018Bí quyết giúp phi công Mỹ có thể ngủ chỉ trong 2 phút mà ai cũng có thể học
Bạn cảm thấy thật khủng khiếp khi thường xuyên tỉnh giấc sớm vào mỗi buổi sáng. Dù vẫn còn buồn ngủ, nhưng sau một hồi trằn trọc, nếu tiếp tục ngủ thì ngay khi bạn chìm vào giấc, chuông báo thức lại reo lên và bạn cảm thấy thật miễn cưỡng để bước chân ra khỏi giường. Và hậu quả là bạn bắt đầu một ngày mới đầy uể oải. Thật tồi tệ khi tình trạng này kéo dài tới tận buổi trưa và tiếp tục hành hạ bạn các ngày sau đó.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta tỉnh giấc sớm, đồng thời, cũng có một số bí quyết có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng đó. Hãy tìm hiểu nguyên nhân sau đó lựa chọn giải pháp phù hợp giúp bạn khắc phục vấn đề này:
Đi ngủ quá sớm hoặc ngủ quá nhiều
Nếu bạn đi ngủ quá sớm hay ngủ quá nhiều, bạn sẽ thức dậy ngay khi cơ thể cảm thấy đã được nghỉ ngơi đầy đủ. Chuyên gia thường khuyên mỗi người chúng ta nên ngủ ít nhất 7 đến 9 tiếng một đêm, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài như khối lượng công việc bạn phải làm vào đêm hôm trước.
Lời khuyên: Hãy điều chỉnh thói quen ngủ của bạn!
Nếu bạn thường đi ngủ tương đối sớm, ngủ ngon, sau đó thức dậy trước khi đồng hồ báo thức reo, bạn đã có thói quen ngủ hiệu quả cho cơ thể. Điều bạn cần làm là giữ vững thói quen này, thức dậy sớm và tận hưởng những khoảnh khắc yên tĩnh trước khi cả thế giới thức dậy.
Ngược lại, nếu việc thức dậy sớm khiến bạn mệt mỏi, hoặc bạn dậy quá sớm "so với quy định", bạn có thể rèn luyện lại thói quen ngủ, cụ thể là đi ngủ muộn hơn và thức dậy muộn hơn vào buổi sáng. Lưu ý, cũng không nên đi ngủ quá muộn và việc điều chỉnh này cần thời gian để cơ thể thích nghi.
Hãy nhớ rằng khi bạn thức dậy, nếu bạn cảm thấy cơ thể tràn đầy năng lượng, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn đã được nghỉ ngơi đầy đủ.
Ánh sáng sớm vào những ngày hè
Chu kỳ giấc ngủ của chúng ta chủ yếu được kiểm soát bởi các hoóc môn melatonin. Vào ban đêm, khi không có ánh sáng, hoóc môn này được kích hoạt khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ và chìm vào giấc ngủ, nhưng khi trời sáng, sự sản xuất hoóc môn này giảm và bạn tỉnh giấc. Do đó, ánh mặt trời của những buổi sáng mùa hè có thể khiến bạn thức dậy sớm hơn thường lệ.
Lời khuyên: Ngăn chặn sự tác động của ánh sáng nhiều nhất có thể.
Chúng ta không thể thay đổi được quy luật chiếu sáng của tự nhiên, nhưng chúng ta có thể ngăn chặn phần nào sự tác động của ánh sáng bằng rèm dày và tối, bạn cũng có thể đeo bịt mắt khi đi ngủ.
Không chỉ có ánh sáng mặt trời mới ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, bên cạnh đó còn có rất nhiều nguồn sáng nhân tạo từ bóng đèn hay màn hình máy tính xách tay, vì vậy hãy cố gắng loại bỏ các nguồn sáng này.
Tiếng ồn
Một nguyên nhân khác khiến bạn thức giấc sớm hơn bình thường là tiếng ồn vào mỗi buổi sáng, đó có thể là tiếng xe tải chở rác, tiếng gà gáy, tiếng chim hót, thậm chí là tiếng thú cưng đánh thức bạn dậy.
Lời khuyên: Giảm tác động từ tiếng ồn.
Nếu tiếng ồn nằm trong tầm kiểm soát của bạn, thật dễ dàng để thực hiện các bước loại bỏ những âm thanh đó. Tuy nhiên, giống như ánh sáng mặt trời, chúng ta không thể làm gì để ngăn cản gà gáy sáng hay lũ chim hót. Thay vào đó, chúng ta phải tìm cách giảm thiểu tác động của tiếng ồn đến chúng ta.
Trong những trường hợp ấy, nút tai là một sự lựa chọn tuyệt vời, bạn vừa có thể giảm tiếng ồn bên ngoài mà vẫn nghe được tiếng chuông báo thức. Một số người thấy rằng việc nghe những bản nhạc nhẹ nhàng cũng là cách ngăn chặn các âm thanh ‘chướng tai’ khi ngủ.
Uống quá nhiều rượu
Mặc dù một số người cho rằng uống rượu sẽ giúp họ dễ ngủ hơn, tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt nhất để có giấc ngủ ngon và giúp cơ thể bạn phục hồi năng lượng. Rượu sẽ giúp bạn rất hiệu quả trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, nhưng đến giai đoạn sau, bạn sẽ thường xuyên thức giấc.
Lời khuyên: Chọn đồ uống trước khi ngủ một cách khôn ngoan.
Đồ uống không có cồn, không chứa caffein, không đường là những loại đồ uống tốt nhất cho bạn trước khi ngủ. Chúng sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn mà không kích thích bạn thức giấc. Nước cũng là một lựa chọn tốt và là một loại ‘trà thảo mộc’ cho giấc ngủ.
Căng thẳng và lo lắng
Lo lắng và căng thẳng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những vấn đề về giấc ngủ.
Thật dễ để hiểu rằng, chúng ta chỉ có thể thư giãn và nghỉ ngơi hiệu quả hơn khi tâm trí của chúng ta không suy nghĩ hay lo lắng bất cứ chuyện gì và khi chúng ta không tự tạo áp lực cho mình trước những vấn đề của cuộc sống. Nếu bạn đang lo lắng về điều gì đó xảy ra vào ngày hôm sau, bạn có nhiều khả năng thức dậy sớm hơn bình thường.
Lời khuyên: Hít thở sâu.
Hít thở sâu là một trong những phương pháp tốt nhất để giảm căng thẳng và thư giãn. Nếu lo lắng và căng thẳng kéo dài, bạn có thể cần phải tìm những cách khác để giải quyết hiệu quả vấn đề này.
Điều kiện ngủ
Có một số rối loạn giấc ngủ có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn, bao gồm tình trạng ngưng thở khi ngủ và ngáy ngủ. Tình trạng này khiến bạn thức dậy rất nhiều lần trong đêm, hay cảm thấy mệt mỏi và không tỉnh táo, nó còn tác động đến người bên cạnh bạn, họ có thể rơi vào tình trạng mất ngủ.
Lời khuyên: Tìm kiếm lời khuyên y tế.
Nếu bạn thức dậy sớm là kết quả của rối loạn giấc ngủ, hay rối loạn giấc ngủ của người bên cạnh, bạn nên tìm đến tư vấn y tế để điều trị vấn đề này.