MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thực phẩm đóng gói Việt giành lại thị trường nông thôn

04-08-2016 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Cắt giảm chi tiêu đang được nhìn thấy trong hành vi người tiêu dùng cả nông thôn lẫn thành thị. Trong bối cảnh đó, khách hàng chỉ mua những gì đáp ứng được tốt nhất nhu cầu và trong khả năng chi trả của họ.

Những sắc thái thị trường

Báo cáo cập nhật thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đến tháng 6 năm nay của Kantar Worldpanel cho thấy nhiều con số màu đỏ, biểu tượng của mức sụt giảm, và màu xám, biểu tượng chỉ sự chững lại, trong nhiều ngành hàng, cả ở thành thị lẫn nông thôn. Các sắc thái của bức tranh thị trường FMCG trong kết quả 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy cả thị trường chỉ tăng trưởng chưa đến 5%.

Đặt trong bối cảnh mới chỉ vài năm trước, thị trường FMCG Việt Nam là một ngôi sao sáng của châu Á, với tốc độ tăng trưởng đều đặn hai con số. Vậy mà, sự ngoạn mục đó không giữ được lâu khi bắt đầu từ năm 2015 mức tăng trưởng bắt đầu chững lại. Sức ỳ của thị trường dường như vẫn còn kéo qua đến cả năm 2016.

Thế nhưng, trong chiều hướng khá nặng nề đó vẫn có những cơn sóng ngược dòng mạnh mẽ. Ngành thực phẩm đóng gói xuất hiện một cục diện mới: thương hiệu mì "3 Miền", một thương hiệu thuần Việt, đã liên tục tăng trưởng trên 20%, vượt qua các nhãn hiệu ngoại để vươn lên dẫn đầu ở thị trường mì gói ở nông thôn trong suốt gần một năm qua.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, công ty Nghiên cứu thị trường uy tín quốc tế Kantar Worldpanel, cho biết trong bối cảnh ngành hàng mì gói đang chững lại, nếu không muốn nói là có sự suy giảm nhẹ, thì các sản phẩm mì mang thương hiệu mì 3 Miền của công ty UNIBEN đã tăng trưởng vượt bậc để chính thức soán ngôi số 1 ở thị trường nông thôn, liên tục từ tháng 9 năm 2015 đến nay. Đà tăng cả về giá trị, số lượng lẫn thu hút thêm lượng người mua mới của thương hiệu này được ông Hoàng đánh giá là "mạnh mẽ và bền vững".

Tiếng nói quyết định của người tiêu dùng

Từ góc nhìn nghiên cứu thị trường, ông Hoàng lý giải sự vượt lên của một số thương hiệu thực phẩm không chỉ cần phải đáp ứng được khẩu vị của người tiêu dùng. Trong bối cảnh kinh tế chưa khởi sắc và đặc điểm tiêu dùng tiết kiệm của người nông thôn, các yếu tố đóng vai trò không kém quan trọng gồm giá cả hợp lý và hệ thống phân phối rộng khắp. Tựu trung lại, để tăng trưởng, tiếng nói của người tiêu dùng là mang tính quyết định.

Ở nông thôn, mì gói từ lâu nay đã trở thành một sản phẩm ưu tiên trong giỏ mua sắm của nhiều hộ gia đình, theo Kantar Worldpanel. Bất chấp địa lý, người tiêu dùng nông thôn thường chọn cho mình các mặt hàng giá cả phải chăng nhưng chất lượng phải đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu và hợp khẩu vị của họ.

Ba chữ “hợp khẩu vị” thoạt nghe đơn giản nhưng để mang được vào trong các gói mì “3 Miền” là cả một công trình - ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân, đại diện UNIBEN, công ty sở hữu thương hiệu 3 Miền chia sẻ: “UNIBEN được người tiêu dùng ưu ái có lẽ nhờ chúng tôi đã phát triển sản phẩm theo hướng nghiên cứu hương vị của các món ăn truyền thống, tìm tòi chắt lọc từng nét đặc trưng nhất của các món ngon từ khắp ba miền, để ứng dụng vào các sản phẩm của mình, thay vì đi theo hướng “bắt chước” hương vị của các loại mì đang được thị trường ưa chuộng. Chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm tới việc đảm bảo chất lượng và VSATTP, chú ý đến việc nâng cao hiệu quả, năng suất để giảm hao phí, hạ giá thành để luôn luôn cung cấp được các sản phẩm tốt nhất trong miền giá, những sản phẩm chất lượng cao, xứng đáng nhất với đồng tiền mà người tiêu dùng bỏ ra”.

Đáp ứng tiềm năng của thị trường

Thị trường nông thôn đang là sân chơi trọng điểm của rất nhiều ông lớn không chỉ trong ngành FMCG mà còn của các đại gia bán lẻ và sản xuất khác. Khi nền kinh tế đang xoay xở tìm hướng tăng trưởng thì nông thôn được xem như một bệ đỡ. Nhưng đấy lại là một thị trường khó tính bởi sự phong phú về vùng miền, đa dạng về khẩu vị, trải dài về địa lý.

Chính vì thế, một nền kinh tế hơn 90 triệu người tiêu dùng, trong đó hơn 70% người sinh sống ở nông thôn, chừng 16 triệu hộ gia đình, thu nhập bình quân 7 triệu đồng/hộ/tháng, quả là một thị trường hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức.

Theo đánh giá của ông Hoàng, khu vực nông thôn vẫn còn rất nhiều tiềm năng cho các nhãn hàng phát triển. Các số liệu cho thấy trong 100 ngành hàng tiêu dùng nhanh ở nông thôn có đến 70% có lượng tiếp cận người mua dưới 50%. Vấn đề là những ai hiểu và theo được bước chân của người tiêu dùng ở đây, thì sẽ chiến thắng.

Được biết, sự tăng trưởng vượt bậc cũng khiến cho mì 3 Miền lắm lúc bị "cháy hàng”. Tình trạng đó đã dần được khắc phục khi cuối năm 2015, UNIBEN đưa vào hoạt động thêm một nhà máy mới với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, được thiết kế bởi DWP và tư vấn xây dựng bởi Royal HaskoningDHV, theo tiêu chuẩn châu Âu.

Nhà máy sản xuất nước mắm, hạt nêm và thực phẩm đóng gói này được được xây dựng trên diện tích đất 6 ha, với dây chuyền sản xuất gần như tự động hóa hoàn toàn, được nhập khẩu từ Đức, Nhật Bản,… mỗi năm có thể cung cấp trên 1,2 tỉ đơn vị sản phẩm, đảm bảo chất lượng cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

A.D

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên