Thuế nhà giàu đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới
Khắp nơi trên thế giới, các đề xuất nghiêm túc nhằm đánh thuế người giàu đang được cân nhắc nhất là khi đại dịch Covid-19 cho thấy người giàu càng giàu trong lúc người nghèo trở nên kiệt quệ.
- 13-12-2019HSBC nộp phạt gần 200 triệu USD, chấm dứt kỷ nguyên các ngân hàng Thụy Sĩ giúp nhà giàu trốn thuế
- 01-08-2019Nhà giàu Singapore mua nhà xa xỉ cho con để tránh thuế
- 12-01-2018Nỗi khổ của nhà giàu Hàn Quốc: Sắp gần đất xa trời muốn để lại tiền, quyền cho con nhưng thuế thừa kế tới... 65%!
- 10-05-2016Trump rút lại tuyên bố tăng thuế đánh vào nhà giàu
- 24-02-2015Singapore tăng thuế đối với nhà giàu
Tài sản của những người giàu nhất thế giới tăng vọt trong năm 2020 ngay cả khi đại dịch Covid-19 tàn phá kinh tế toàn cầu. Xu hướng rõ như ban ngày này làm sống lại những lời kêu gọi đánh thuế nhằm vào những người giàu nhất thế giới. Từ Chile tới Anh, các đảng thiên tả, các nhà lập pháp, các nhà hoạt động và học giả đang đưa ra những đề xuất mới nhằm vào tài sản của giới tỷ phú và triệu phú.
Xu hướng hiện nay là đánh thuế trực tiếp vào tài sản của những người giàu có nhất thay vì tăng thuế với các nguồn thu nhập của họ. Argentina đã thông qua thuế tài sản một lần vào tháng trước và cơ quan lập pháp Bolivia cũng đã thông qua mức thuế hàng năm đối với những người có tài sản lớn vào cuối năm. Các nhà lập pháp ở những quốc gia châu Mỹ - Latin khác, chẳng hạn như Chile và Peru, gần đây cũng đã thúc đẩy các biện pháp tương tự.
Và ở Mỹ, mặc dù Tổng thống đắc cử Joe Biden không phải người thích đánh thuế tài sản nhưng các sự tiến triển đang được ghi nhận ở cấp tiểu bang. Nó bắt đầu ở 2 bang do người Dân chủ kiểm soát là California và Washington, nơi có ít nhất 6 trong số 10 người giàu nhất thế giới cư trú.
Nhà giàu trở nên giàu hơn giữa đại dịch Covid-19.
Giáo sư luật David Gamage của Đại học Indiana cho biết: "Trên khắp thế giới, người ta đang ngày càng gia tăng nhận thức về sự giàu có và bất bình đẳng thu nhập. Cùng với đó, người ta cũng ngày càng tin rằng hệ thống thuế hiện hữu không giải quyết được vấn đề này".
Thuế tài sản của những người giàu có đang được thảo luận một lần nữa dù lịch sử đã kiểm chứng. Hầu hết các thử nghiệm trước đây với khái niệm này, bao gồm cả ở Đức và ở Pháp, sau đó đã bị bỏ rơi. Các nhà phê bình lập luận rằng các biện pháp này khiến người giàu chuyển đi hoặc sử dụng chiến lược né thuế của họ.
Những người biện hộ cho rằng những nỗ lực trước đây có những sai sót trong thiết kế nhưng có thể sửa được. Các khoản thu có thể được quản lý dễ dàng hơn, chẳng hạn nhắm vào một nhóm nhỏ những người cực kỳ giàu có và bằng cách dựa vào những tiến bộ về minh bạch tài chính và công nghệ để đánh giá sự giàu có. Thuế một lần, giống như ở Argentina, cũng khó tránh né hơn so với thuế hàng năm.
Ngoài ra, một yếu tố nữa có thể thúc đẩy thu thuế người giàu chính là gia tăng ngân sách. Đại dịch đã tàn phá hệ thống tài chính trên toàn cầu, thúc đẩy các chính phủ phải chi ra hàng nghìn tỷ USD để chống dịch đồng thời khiến nguồn thu thuế giảm xuống.
Tình hình ở Vương quốc Anh, quốc gia đang đối mặt với thâm hụt tài chính lớn nhất kể từ Thế chiến II, cũng đang đưa ra ý tưởng đánh thuế tài sản để thảo luận. Tháng trước, một ủy ban độc lập đã kêu gọi áp dụng khoản thu thuế 1 lần để tăng 260 tỷ bảng (354 tỷ USD) – hơn 1/3 số tiền thuế của nước này trong năm tài khóa gần nhất.
Để huy động được số tiền đó, người ta sẽ phải đánh thuế tài sản các cá nhân có từ 500.000 bảng trở lên ở mức 1% trong 5 năm. Điều này dự kiến làm ảnh hưởng tới 8 triệu dân nước này.
Ở châu Âu, thuế tài sản có thể gây tác động nặng nề nhất ở Đức, quốc gia với số lượng tỷ phú nằm trong nhóm 500 người giàu nhất thế giới cao kỷ lục. Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã tán thành việc đánh thuế tài sản vào năm 2019 và đảng Die Linke cánh tả đã công bố một nghiên cứu về kế hoạch đánh thuế một lần với tài sản trong 20 năm. Trước đó, Thủ tướng Angela Merkel đã bác bỏ các biện pháp này.
Những người siêu giàu ở Washington.
Tại Mỹ, các ứng viên tổng thống Elizabeth Warren và Bernie Sanders đã làm phấn khích các cử tri tiến bộ và khiến nhiều tỷ phú sợ hãi với kế hoạch đánh thuế tài sản người giàu. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy ý tưởng này rất phổ biến. Tuy nhiên, chiến thắng của ông Biden đồng nghĩa với việc thuế tài sản ở Mỹ có thể không bao giờ trở thành hiện thực ở thời điểm hiện tại, ngay cả khi đảng Dân chủ kiểm soát cả Lưỡng viện Quốc hội Mỹ sau ngày 20/1.
Thay vào đó, các đề xuất đang xuất hiện tại các tiểu bang. Tại Sacramento, thủ phủ bang California, Rob Bonta, một nghị sĩ bang, đã đề xuất áp thuế hàng năm là 0,4% đối với những người có tài sản ròng trên 30 triệu USD. Dự luật này đã chết vào năm 2020 nhưng Bonta cho biết ông đang xem xét khôi phục nó và các biện pháp khác.
"Chúng tôi chỉ yêu cầu những người khá giả giúp đỡ những người đang đau khổ", Bonta cho biết.
Trong khi đó, tiểu bang Washington lại không áp dụng thuế thu nhập. Đây là quê hương của một số người giàu nhất thế giới như Jeff Bezos, người sáng lập Amazon.com; vợ cũ của ông MacKenzie Scott; nhà sáng lập Microsoft Bill Gates và cựu CEO Steve Ballmer. Theo Viện nghiên cứu Thuế và Chính sách kinh tế, điều đó dẫn tới một xu hướng thụt lùi ở Mỹ khi 1/5 nhóm cư dân nghèo nhất phải trả thuế tiểu bang và thuế địa phương lên tới 18% thu nhập của họ trong khi những người giàu nhất chỉ trả thuế chưa tới 3%.
Tuy nhiên, đánh thuế người giàu là việc không dễ. Năm 1995, 15 quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế đã tiến hành đánh thuế người giàu nhưng đến năm 2019, chỉ còn 4 quốc gia làm được việc này là Thụy Sĩ, Bỉ, Na Uy và Tây Ban Nha.
Thuế cao hơn với người giàu cũng có thể khiến họ ra đi. Elon Musk và Larry Ellison gần đây cho biết họ đã rời khỏi California, bang chịu thuế thu nhập cao nhất của Mỹ. Ở Argentina, hơn 500 người cũng đã cư trú ở nước ngoài vì chịu thuế cao trong năm ngoái.
Tuy nhiên, những người ủng hộ tin rằng người giàu khó rời đi hơn vì các mối quan hệ xã hội và kinh doanh của họ, vốn là một phần thiết yếu của thành công.