Thủng dạ dày, thực quản vì hóc xương chữa mẹo: Bác sĩ mách 2 việc cần làm khi hóc xương
Các bác sĩ cho biết rất nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng thủng thực quản do hóc xương cố chữa bằng mẹo như nuốt cơm to, nuốt nửa quả chuối…
- 20-02-2021Nghề bảo mẫu của hoàng tử công chúa Anh: Mức lương khủng tới hơn 1 tỉ nhưng tiêu chuẩn vô cùng khắt khe, thậm chí không được nói to
- 18-02-20213 thói quen đơn giản của những người sống tại “vùng đất trường thọ” có thể giúp bạn hạnh phúc và khỏe mạnh trong thời kỳ đại dịch
- 17-02-2021Tâm sự của những người độc thân giữa đại dịch COVID-19: Vì dịch, tôi đã 3 tháng không chạm vào người khác!
Anh Nguyễn Đăng Minh – 34 tuổi, Hà Nội kể trong lúc đang ăn cá chép om dưa anh vô tình bị hóc xương . Sau khi hóc xương, anh Minh được mẹ chữa mẹo bằng cách nuốt nửa quả chuối để xương cá theo chuối đi xuống dạ dày và thải ra bằng đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, sau khi nuốt nửa quả chuối, anh Minh bị đau không chịu được. Ngoài ra, anh Minh còn bị xương đâm sâu vào thực quản. Vài ba ngày sau vùng họng đau nhiều hơn, anh Minh vào viện bác sĩ chẩn đoán thủng thực quản do hóc xương.
Ảnh minh họa.
Anh Minh được nội soi thực quản, lấy ra đoạn xương dài 2,5 cm, mảnh xương nằm ngang đâm thủng hai bên thực quản. Qua lỗ thủng có chảy ra mủ vàng, đục và hôi.
PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc BV Đa khoa An Việt, chuyên gia về tai mũi họng cho biết, bà gặp rất nhiều trường hợp cấp cứu sau khi cố chữa hóc xương bằng mẹo.
Bệnh nhân bị hóc sau đó chữa bằng cách nuốt miếng cơm to, nuốt quả chuối để mong đẩy xương đi nhưng thực ra nó càng đi sâu xuống thực quản có thể gây thủng hay áp xe thực quản, phải điều trị kéo dài, thậm chí để lại di chứng về sau. Có trường hợp gây áp xe trung thất hoặc thủng mạch máu lớn, nguy hiểm tính mạng.
PGS Nguyễn Thị Hoài An cho biết về việc xử trí hóc xương.
Những mẹo như uống nước, vỗ ở lưng, nuốt miếng thức ăn to để dị vật trôi đi đôi khi mang lại hiệu quả, nhưng đây là những phương pháp chữa hóc dị vật đường ăn "lợi bất cập hại".
Khi hóc xương hoặc các dị vật khác, việc nuốt thêm đồ ăn hay nước có thể đẩy dị vật cắm sâu hơn vào thành hạ họng hay thành thực quản. Lúc này, ngay cả khi đến bệnh viện, các bác sĩ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc nội soi phát hiện vị trí dị vật, cũng như gắp dị vật ra. Trong khi đó, việc vỗ lưng có thể làm dị vật sau khi bong ra bị lạc vào đường thở thì còn nguy hiểm hơn.
Các trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa thường ít gây ra tình trạng cấp đe dọa tính mạng tức thì như hóc dị vật đường thở. Tuy nhiên, dị vật không được lấy ra sau một thời gian ngắn (trong vòng 24h) sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng ở đường ăn.
Đường tiêu hóa có rất nhiều vi khuẩn nên nhiễm trùng rất nhanh. Nhiễm trùng ở vùng cổ, vùng ngực rất dễ lan sang các cơ quan lân cận. Nhiễm trùng để muộn có thể dẫn tới viêm tấy vùng cổ sâu, viêm tấy trung thấp, thủng thực quản, thủng dạ dày.
Nguy hiểm hơn, khi bị chèn ép, ổ mủ có thể vỡ ra tràn vào đường thở gây ngạt thở. Đôi khi xương động vật hoặc dị vật sắc nhọn cũng có thể gây thủng mạch máu lớn như thủng động mạch chủ hoặc động mạch cảnh gây chảy máu ồ ạt dẫn tới tử vong.
Khi bị hóc xương, PGS An đưa ra cách xử trí như sau:
Thứ nhất: Ngừng việc ăn và khạc hết thức ăn ra khỏi miệng.
Thứ hai: Súc họng bằng nước lọc theo phương pháp sau: Ngậm một ngụm nước vào miệng, ngửa đầu ra sau, thè lưỡi ra ngoài và kêu "aaaaa" liên tục để làm cho lọc sọc nước ở trong họng cho đến lúc phải nhổ ra để thở. Động tác này sẽ giúp lấy xương ra khỏi miệng và vùng họng.
Sau khi làm liên tục ba lần mà vẫn cảm giác vướng họng, đau họng khi nuốt thì đến cơ sở y tế để kiểm tra. Tuyệt đối không móc họng hay cố gắng nuốt thức ăn cơm thật nhiều để làm trôi xương.
Doanh nghiệp và tiếp thị